Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ phòng chống dịch bệnh do virus corona tại Việt Nam

Google News

Ngày 7/2, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã chuyển lô hàng viện trợ đầu tiên trị giá 2,3 triệu Yên (gần 21.000 USD) tới Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương nhằm chung tay cùng Việt Nam ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona.

Chinh phu Nhat Ban ho tro phong chong dich benh do virus corona tai Viet Nam
 Ông Konaka Tetsuo, Trưởng Đại diện JICA Việt Nam, trao đại diện lô hàng sinh phẩm viện trợ đầu tiên cho Giáo sư Đặng Đức Anh, Viện Trưởng, NIHE, với sự hiện diện của các đại diện thuộc Bộ Y tế, NIHE, và JICA. (Nguồn: JICA Việt Nam)
(JICA) đã quyết định chuyển lô hàng viện trợ gồm nhiều loại sinh phẩm trị giá khoảng 14 triệu Yên (hơn 127.400 USD) để thực hiện các xét nghiệm phát hiện nhanh và chính xác loại virus corona mới này.
Ngày 7/2, lô hàng sinh phẩm viện trợ đầu tiên tương đương khoảng 2.3 triệu Yên (gần 21.000 USD) đã được giao tới Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE).
Phát biểu tại buổi trao,Trưởng Đại diện JICA Việt Nam Konaka Tetsuo cho biết: "Để hỗ trợ Việt Nam ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona, JICA giữ liên hệ chặt chẽ với NIHE, WHO và Chính phủ Nhật Bản để cung cấp các vật tư và trang thiết bị khẩn cấp cho NIHE. Chúng tôi muốn bày tỏ sự khâm phục tới tinh thần làm việc không mệt mỏi của các đồng nghiệp tại NIHE trong việc tiến hành xác định chuẩn đoán virus".
"Giao lưu giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản ngày càng được tăng cường, và do đó chúng tôi luôn xác định bảo vệ sức khỏe và an toàn của người dân Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng. JICA sẽ tiếp tục thảo luận với Bộ Y Tế Việt Nam và các nhà tài trợ khác về những hỗ trợ trong thời gian tới", ông Tetsuo nói thêm.
Trước đó, NIHE đã được Bộ Y tế chỉ đạo là đơn vị thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm các trường hợp nghi ngờ nhiễm chủng mới của virus Corona tại khu vực miền Bắc.
Tính đến ngày 7/2, Việt Nam đã ghi nhận 12 trường hợp nhiễm chủng mới của virus corona và khoảng 77 trường hợp nghi nhiễm đang được cách ly. Trước những diễn biến phức tạp và khó lường của tình hình dịch bệnh này, Chính phủ Việt Nam đã khẩn trương triển khai nhiều giải pháp ứng phó và quyết liệt chống dịch.
Trước khi xuất hiện dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona, Việt Nam cũng đã phải trải qua nhiều đại dịch như SARS (2003), H5N1 (2004)... Tại các thời điểm đó, Việt Nam chưa được trang bị phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 để thực hiện xét nghiệm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm.
JICA và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE) đã có quan hệ hợp tác từ 15 năm nay, bắt đầu từ năm 2006, khi Dự án Viện trợ Không hoàn lại thiết lập các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp độ 3 – BSL bắt đầu.
Để hỗ trợ Việt Nam trong hoàn cảnh đó, Chính phủ Nhật Bản đã triển khai ba dự án: Dự án viện trợ không hoàn lại “Lắp đặt phòng an toàn sinh học cấp 3 tại NIHE” (năm 2006) và hai Dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm “Tăng cường năng lực cho Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương về kiểm soát các bệnh dịch lây nhiễm mới” (2006-2010) và “Nâng cao năng lực đảm bảo an toàn sinh học và xét nghiệm tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho mạng lưới phòng xét nghiệm (2011-2016)”.
Hiện nay, dự án giai đoạn 3 “Nâng cao năng lực cho hệ thống phòng xét nghiệm y tế về an toàn sinh học và xét nghiệm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại Việt Nam, Lào, Campuchia (2017 – 2022)” đã phái cử 2 chuyên gia dài hạn làm việc tại NIHE để nâng cao năng lực xét nghiệm không chỉ ở NIHE mà còn cả Viện Pasteur Hồ Chí Minh và các trung tâm kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh. Thêm nữa, ca nhiễm bệnh đầu tiên được phát hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy, TP. Hồ Chí Minh ngày 23/1. Một bác sĩ người Nhật (chuyên gia của JICA) hiện đang làm việc tại bệnh viện, đã cung cấp các tài liệu tham khảo cho Khoa chống nhiễm khuẩn của bệnh viện và hỗ trợ đào tạo ứng phó với dịch bệnh cho các bác sĩ của bệnh viện.
Với việc viện trợ khẩn cấp trong tình hình dịch bệnh lần này, JICA mong muốn góp sức trong việc đảm bảo sức khỏe và an toàn của người dân Việt Nam.
Theo QT/Thế giới và Việt Nam