Mì tôm
Một số trẻ em rất thích hoặc thậm chí là nghiện ăn mì tôm vì nó ngon và dễ chế biến. Chất này sẽ làm giảm sự hoạt động của các nơron thần kinh và ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của trẻ. Vì vậy, các mẹ phải hạn chế cho trẻ ăn mì tôm trong thời gian dài nhé.
Bột ngọt
Mì chính được sử dụng để làm tăng vị ngon ngọt của thức ăn tuy nhiên trong loại gia vị lại tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng tới quá trình truyền thông tin trong hệ thần kinh, cơ thể bị thiếu kẽm gây hại cho sức khỏe của trẻ dẫn tới tình trạng làm chậm phát triển trí thông minh ở trẻ, gây hại cho não bộ.
|
Ảnh minh họa. |
Thịt hun khói
Những chất có chứa hàm lượng oxy hóa cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đại não, hoặc khiến não sớm bị thoái hóa, giảm trí thông minh ở con người. Những loại thịt, cá sấy khô, hun khói… đều được làm chín, làm khô với nhiệt độ từ 200 độ C trở lên, hoặc một thời gian dài tiếp xúc với khói…, nên chỉ số oxy hóa rất cao. Mẹ nên thận trọng và hạn chế khi cho bé sử dụng những đồ ăn loại này.
Thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh có thể thay đổi những chất hóa học trong não bộ, dẫn đến các triệu chứng trầm cảm và lo âu, làm chậm hoạt động của não bộ. Theo các chuyên gia, loại thực phẩm này tác động tiêu cực tới sự sản sinh dopamine –chất hóa học quan trọng thúc đẩy nhận thức, khả năng học hành, tăng cường trí nhớ ở trẻ.
Thực phẩm chiên rán
Những thực phẩm chiên rán sau một thời gian sẽ bị biến chất, chất này sau khi được hấp thụ sẽ biến chuyển thành chất ảnh hưởng không tốt đối với cơ thể, làm tổn hại tới trí não và quá trình phát triển trí tuệ của trẻ. Chất nhôm thường có trong những loại thực phẩm sử dụng nhiều dầu chiên như khoai tây chiên, quẩy chiên, gà rán…nếu ăn nhiều sẽ khiến trẻ trở nên thiếu linh hoạt, phản ứng chậm chạp và tư duy kém.
Theo Min Min/Khỏe Đẹp