Mệt mỏi vì những gì đã xảy ra, cô gái trẻ tìm đến chuyên gia tư vấn để cấy lại lông. Tuy nhiên, bác sĩ Dung khuyên người vợ nên đi khám chuyên sâu cả về nọi tiết - di truyền để có kết luận nguyên nhân cụ thể. Đó chính là câu trả lời xác đáng nhất dành cho người chồng.
Bác sĩ Dung cho biết, tình trạng không có lông trên cơ thể hay dân gian còn gọi là "vô mao" không phải hiếm gặp. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng gây ảnh hưởng đến cuộc sống, đặc biệt là chị em phụ nữ. Với phụ nữ, việc không có lông mao hay lông "vùng kín" thường do hai nguyên nhân: Thứ nhất là do đã triệu lông; thứ hai là do cơ địa, nội tiết.
Bác sĩ đã gặp không ít chị em đến nhờ tư vấn về tình trạng "vô mao" của mình.
Theo bác sĩ Dung, lông "vùng kín" có tác dụng giảm bớt sự cọ xát, đau rát khi va chạm với quần áo trong quá trình sinh hoạt, vận động. Ngoài ra, nó còn giúp hút bớt mồ hôi, dịch tiết của cơ thể.
Dù vậy, đôi khi lông quá rậm rạp cũng gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày nên nhiều chị em đã cạo hoặc triệt lông ở khu vực này.
Việc không có lông này không ảnh hưởng gì đến chuyện "vợ chồng", thậm chí còn giúp cho chị em có cảm giác mới lạ. Tuy nhiên, nếu vì lý do "vô mao" mà ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống dẫn đến căng thẳng, stress thì có thể đi khám để dược tư vấn, can thiệt kịp thời.