Chuyên gia Việt hiến kế “dập” biến chủng Mu COVID-19?

Google News

BS. Nguyễn Văn Lộc, nguyên giám đốc Viện Nhi Trung ương, vắc xin và các biện pháp kết hợp như khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách… vẫn được coi là biện pháp hữu hiệu để dập Mu và các biến thể khác của nCoV.

Người mắc biến chủng Mu COVID-19… sốt cao, mất khứu giác, ho nặng
Trả lời Báo Tri thức và Cuộc sống, BS. Nguyễn Văn Lộc, nguyên Trưởng khoa Hô hấp Nhi, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hiện biến chủng Mu đã gây ra một số chùm ca bệnh rải rác ở một số nơi trên thế giới như Châu Âu, Mỹ…
Đặc điểm nổi bật nhất của biến thể Mu là sốt rất cao, mất vị giác, khứu giác và đặc biệt là ho, dấu hiệu cho thấy virus đã xâm nhập vào phổi.
Tuy nhiên, hiện tại Mu chưa thể so sánh với Delta một siêu biến thể với tải lượng virus cao gấp 1260 lần so với chủng hoang dã Vũ Hán ban đầu, chỉ cần lướt thoáng qua cũng đã lây. Các nhà khoa học cho rằng hiện tại Mu không phải là mối đe dọa lớn đối với thế giới vào thời điểm này.
Chuyen gia Viet hien ke “dap” bien chung Mu COVID-19?
 
Tuy nhiên, biến thế này sẽ diễn tiến thế nào, tốc độ lây lan ở mức độ ra sao, liệu chúng có tăng chóng mặt trong những ngày tới… đang được các nhà khoa học theo dõi và giải mã. “Khi một biến chủng được xác định và cho thấy khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng đều khiến chúng ta phải quan tâm chặt chẽ và không được phép chủ quan”, BS. Nguyễn Văn Lộc khẳng định.
Biến chủng Mu vẫn bị vắc xin Pfizer khắc chế
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm Lancet vào ngày 13/8 cho thấy rằng biến thể Mu có “hai trường hợp có khả năng thoát khỏi vắc xin”. Nghiên cứu nói rằng một số gai tăng đột biến trong Mu "đã được báo cáo là cho thấy sự giảm trung hòa bởi các kháng thể". Biến thể Mu cũng được phát hiện có chung một đột biến với biến thể Delta, liên quan đến làm suy yếu phản ứng vắc xin.
Tuy nhiên hiện các dữ liệu về khả năng tránh né miễn dịch của Mu hiện còn khá hạn chế. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của các chuyên gia ở Rome đã kiểm tra hiệu quả của vắc xin BioNTech-Pfizer chống lại biến thể Mu và phát hiện ra rằng “mặc dù có một số đột biến gai, nhưng B.1.621 vẫn được vô hiệu hóa bởi vắc xin Pfizer".
BS. Nguyễn Văn Lộc cho biết, hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng để kết luận liệu biến thể Mu có thể “né” được vắc xin COVID-19.
Theo BS. Nguyễn Văn Lộc thông thường các virus sẽ xuất hiện các biến thế dẫn đến thay đổi gene trong cơ thể virus, tuy nhiên, dù thay đổi thế nào thì vẫn là virus đó. Điều này giống như con người dù là da nâu, da trắng hay đen thì vẫn là con người. Tính đến thời điểm này, vắc xin vẫn vũ khí có khả năng bảo vệ khá mạnh mẽ trước biến chủng Mu và các biến chủng khác. Vắc xin vẫn là chìa khóa để dập dịch.
“Hầu hết các nhà khoa học vẫn cho rằng chìa khóa để chống lại nguy cơ đột biến của virus vẫn là tiêm chủng. Chúng ta phải tiêm vắc xin càng nhanh càng tốt, để giúp bảo vệ những người dễ bị tổn thương trước các biến chủng mới. Nếu không kế hoạch thoát đại dịch của chúng ta sẽ bị cản trở". BS. Nguyễn Văn Lộc khẳng định.
Theo BS. Nguyễn Văn Lộc, ngoài tiêm vắc xin cần kết hợp các biện pháp phòng dịch khác như khẩu trang, rửa tay, khoảng cách, không tập trung, khai báo y tế… Nếu làm được điều này, chúng ta sẽ bảo vệ được mình trước đại dịch.
BS. Trần Văn Phúc, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) cũng cho rằng, COVID-19 sẽ không biến mất, mà nó chỉ mờ dần và đại dịch kết thúc bằng những tiếng rên rỉ. Virus SARS-CoV-2 mỗi năm lại xuất hiện biến thể mới gây bệnh cho con người, nhưng nó sẽ giống những mầm bệnh khác, chúng ta sẽ kiểm soát nó bằng những quy tắc sống mới cùng với văc xin và thuốc.
Cùng với vắc xin, các nhà khoa học cần tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu để có phương án đối phó kịp thời với các loại biển chủng mới; phát triển vắc xin có khả năng chống lại các loại biến chủng của virus SARS-CoV-2, phù hợp với cơ địa của người dân các khu vực khác nhau, đẩy nhanh tiến độ bao phủ vắc xin cũng như thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch.
Chuyen gia Viet hien ke “dap” bien chung Mu COVID-19?-Hinh-2
 
BS. Trần Văn Phúc nhấn mạnh, virus sẽ tiếp tục biến đổi, mọi người phải tiêm phòng và có ý thức tự phòng cho mình bằng cách thay đổi theo quen sống lành để cùng nhau xây dựng bức tường chặn virus.
Mặc dù hiện tại được đánh giá là không đáng lo ngại như Delta, tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra thận trọng sau khi có những bằng chứng cho rằng biến chủng mới này có khả năng làm giảm hiệu quả của một số vắc xin.
Trong thực tế, đối với tất cả các loại virus, gồm nCoV, đều xuất hiện đột biến theo thời gian và hầu hết đột biến đều ít hoặc không ảnh hưởng tới tính chất của virus. Tuy nhiên, một số đột biến có thể tác động tới tốc độ lây lan, mức độ nghiêm trọng, khả năng né vắc xin và các biện pháp đối phó khác của virus.
Biến chủng Mu (B.1.621) xuất hiện lần đầu ở Colombia vào đầu tháng 1 năm nay. Đây là biến chủng mới nhất được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm “đáng quan tâm” vào ngày 30/8/2021.
Theo phân loại của WHO hiện có các mức độ là: "biến thể đáng quan tâm", "biến thể đáng lo ngại" và "biến thể gây hậu quả cao". Hiện 5 biến thể “đáng quan tâm” gồm: Mu, Lambda, Eta, Kappa và Iota; 4 “đáng lo ngại” gồm: Alpha, Beta, Gamma và đặc biệt là Delta. 
Chuyen gia Viet hien ke “dap” bien chung Mu COVID-19?-Hinh-3
 

Lan Hoa