Cô Lin, 29 tuổi đến từ Quảng Châu, Trung Quốc phát hiện ra mình có các biểu hiện bất thường như khô miệng, đau bụng, chóng mặt. Cô đi khám mới biết mình bị suy da tạng, viêm cơ tim cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối.
Khi bác sĩ hỏi, cô Lin cho biết gần gây đã uống hơn chục loại đồ uống có đường. Cô cũng có thói quen uống trà sữa vào các ngày trong tuần.
Ngoài bị suy đa tạng, cô còn gặp các biến chứng nguy hiểm khác của bệnh tiểu đường tuýp 1 giai đoạn cuối bao gồm sốc, viêm tụy, viêm cơ tim... Tính mạng của cô gái trẻ bị đe dọa.
Rất may, bác sĩ đã kịp thời đưa ra phương án điều trị thích hợp. Tình trạng của bệnh nhân dần ổn định. Cô được chuyển sang khoa nội tiết để tiếp tục hành trình trị bệnh.
Bệnh tiểu đường là một dạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, làm cho nồng độ glucose trong máu tăng lên. Bệnh tiểu đường có nguyên nhân phức tạp, có thể liên quan đến yếu tố di truyền, miễn dịch và môi trường.
Theo các chuyên gia, hiện chưa có mối liên hệ rõ rằng giữa lượng đường hấp thụ vào cơ thể và bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh nhân trẻ tuổi mắc bệnh tiểu đường thường thích uống đồ ngọt.
Uống nhiều đồ ngọt trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Đó là một trong những yếu tố tiềm ẩn khiến bệnh tiểu đường phát triển.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên kiểm soát việc sử dụng các loại đồ uống có đường, không nên lạm dụng đồ ngọt để tránh gây hại sức khỏe.
Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường
Dễ đói
Nếu cảm giác thèm ăn tăng lên đột ngột, hãy cảnh giác với bệnh tiểu đường.
Cơ thể của bệnh nhân bị tiểu đường không thể sử dụng tốt lượng đường, một lượng lớn đường được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Khi đó, năng lượng mất đi nhanh chóng nên dù ăn nhiều người bệnh vẫn cảm thấy đói nhưng lại no ngay khi mới ăn.
Ngoài ra, việc rối loạn sử dụng glucose cũng khiến bệnh nhân phải tiêu hao nhiều chất béo và chất đạm trong cơ thể để cung cấp năng lượng dẫn đến sụt cân nhanh.
Thường xuyên khát nước
Nếu không đổ mồ hôi, không ăn mặn nhưng thường xuyên cảm thấy khô miệng, khát nước thì bạn cần thận trọng.
Khi bị bệnh tiểu đường, do insulin tiết ra không đủ nên quá trình chuyển hóa gặp vấn đề. Lúc này nồng độ đường trong máu tăng cao, glucose sẽ được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu và gây ra hiện tượng bài niệu thẩm thấu khiến lượng nước tiểu tăng lên đáng kể so với trước đây. Khi lượng nước tiểu tăng lên, nó sẽ gây ra tình trạng khát nước và khiến người bệnh phải uống nhiều nước hơn.
Tê bì chân tay
Lượng đường trong máu liên tục tăng cao làm quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng. Khi đó, các bộ phận trên cơ thể không được cung cấp máu kịp thời, đặc biệt là bộ phân ở xa tim như bàn chân, bàn tay.
Chậm lạnh vết thương
Do lượng đường trong máu cao, quá trình đông máu cũng sẽ bị ảnh hưởng. Một khô bệnh nhân gặp phải chấn thương thì tốc độ lành vết thương sẽ chậm hơn trước rất nhiều, máu khó cầm.
Theo Thanh Huyền/ Khoevadep