Cũng chứa tinh bột như gạo tẻ, tại sao gạo nếp lại dẻo hơn?

Google News

Thành phần và giá trị dinh dưỡng của hai loại gạo gần như giống nhau. Vậy tại sao gạo nếp lại dẻo hơn gạo tẻ.

Lý do khiến gạo nếp dẻo và dính hơn gạo tẻ

Gạo tẻ và gạo nếp đều có thành phần chính là tinh bột. Amilozo và amilopectin là hai thành phần của tinh bột. Hai chất này thường không tách rời nhau được. Trong hạt tinh bột, amilopectin đóng vai trò là vỏ bọc, nhân chính là amilozo.

Amilozo là chất tan được trong nước còn amilopectin hầu như không tan. Khi gặp nước nóng, amilopectin trương lên tạo thành hồ. Điều này tạo nên tính dẻo của hạt tinh bột.

Trong mỗi hạt tinh bột của gạo tẻ, ngô tẻ có 80% là amilopectin, 20 & là amilozo. Do đó, các loại gạo tẻ, ngô tẻ thường có độ dẻo bình thường.

Trong khi đó, amilopectin trong hạt tinh bột của gạo nếp chiếm đến 90%. Đây chính là lý do khiến gạo nếp luôn dẻo và dính hơn gạo tẻ.

Cung chua tinh bot nhu gao te, tai sao gao nep lai deo hon?

Ăn gạo nếp hay gạo tẻ tốt hơn?

Trên thực tế, gạo nếp và gạo tẻ có giá trị dinh dưỡng gần như tương đồng nhau. 100 gram gạo nếp cung cấp 344 kcal, trong khi đó, 100 gram gạo tẻ có 350 kcal.

Tuy nhiên, khi ăn cùng một bát nhưng lượng cơm nếp thường nhiều hơn cơm tẻ do các hạt cơm nếp dẻo và dính nên vô tình bị nén xuống. Hạt gảo tẻ lại có độ rời rạc, tơi xốp hơn. Đây là một trong những lý do khiến người ta có cảm giác ăn cơm nếp no và béo hơn cơm tẻ. Tuy nhiên, về bản chất, hai loại gạo này không có quá nhiều sự khác biệt về dinh dưỡng.

Việc ăn nhiều cơm nếp hơn cơm tẻ cũng không gây ra nguy hiểm nào cho sức khỏe. Tất cả đều phụ thuộc vào thói quen và sở thích của từng người. 

Theo Đông y, gạo nếp tính ôn ấp nên ăn nhiều sẽ bị nóng. Những người thể chất thiên nhiệt, đàm nhiệt, người đang bị sốt, ho khạc có đờm, chướng bụng nên tránh dùng đồ nếp.

Theo Thanh Huyền/Khoevadep