Có lẽ rất nhiều người đã gặp phải trường hợp này đi đại tiện. Phân lúc đầu đặc biệt cứng và phải tốn nhiều sức mới thải ra được nhưng một khi đã thải ra được thì việc đi sau dễ dàng hơn rất nhiều.
Nếu tình trạng này xảy ra lâu có thể do nguyên nhân rất xấu, nhưng vì thuộc vấn đề khá nhạy cảm nên nhiều người không tiện nói ra, hoặc xem thường không đi khám.
Vậy tình trạng đại tiện bất thường này có thể do đâu?
Thứ nhất, do táo bón chức năng. Người bệnh không có bệnh hữu cơ ở đường ruột mà do thói quen ăn uống không lành mạnh lâu ngày, đặc biệt thích ăn nhiều chất béo, cay, không ăn rau. trái cây, lười vận động và các yếu tố khác. Điều này khiến phân lưu lại quá lâu trong ruột.
Chúng ta đều biết rằng phân của người bình thường tương đối mềm do có nước. Nếu không được thải ra ngoài kịp thời, nước trong phân sẽ được ruột hấp thụ khiến phân thải ra có dạng cứng, đặc biệt là khô. Phần phân mới tạo ra, nước phân chưa được hấp thụ hết, vì vậy sẽ xuất hiện hiện tượng cứng trước, mềm sau.
Thứ hai, tình trạng này có thể do
táo bón thực thể. Đây là tình trạng táo bón do các nguyên nhân thực thể như tổn thương cấu trúc hoặc chức năng tại hay ngoài đường tiêu hóa cần được can thiệp vào nguyên nhân bệnh thực thể để cải thiện tình trạng táo bón.
Táo bón thực thể thường gặp nhất là do ung thư đại trực tràng. Ung thư làm tắc khoang ruột, là nguyên nhân lòng ruột bị thu hẹp sẽ gây ra táo bón theo thời gian. Tuy nhiên, ngoài việc khó đại tiện, phân thường trở nên loãng hơn, phân có máu và thói quen đi tiêu cũng thay đổi.
Dù là trường hợp nào đi chăng nữa, phân “cứng trước mềm sau” hơn một tuần vẫn chưa thuyên giảm là dấu hiệu không tốt, bạn nên đến bệnh viện để khám kịp thời. Khi đi khám nếu không có vấn đề gì, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên ăn ít đồ ăn nhiều chất béo, ăn ít đồ cay, ăn nhiều rau, trái cây và uống nhiều nước.
Túc Mạch (Theo SH)