“Dẹp đường ra, đại ca đến đây!”

Google News

"Cởi trần trùng trục kèm theo điệu cười khềnh khệch, bước đi khật khưỡng, đến đâu cũng la: Dẹp đường ra, đại ca đến đây! Chồng em đấy chị ạ"

- “Cởi trần trùng trục kèm theo điệu cười khềnh khệch, bước đi khật khưỡng, đến đâu cũng la: Dẹp đường ra, đại ca đến đây! Chồng em đấy chị ạ" - chị Nguyễn Thị Ngà - Quảng Cát - Quảng Xương - Thanh Hoá nghẹn ngào.

“Cô là ai? Dẹp đường cho đại ca đi”

LTS: Kienthuc.net.vn khởi đăng loạt bài “Chuyện nhặt chốn tâm thần”. Xin đồng cảm với những bệnh nhân tâm thần, họ cần được bảo vệ, chăm sóc, yêu thương. Xin được chia sẻ với những công việc khó khăn, vất vả của những bác sỹ ở nơi này...
Chị Ngà, vợ anh Đào Viết Tiến cho hay: "Cách đây 3 năm, do một tai nạn nên chồng tôi có dấu hiệu lúc nhớ lúc quên. Rồi trạng thái tâm lý thay đổi nhiều, luôn tự phong mình là đại ca. Gia đình tôi đã cho anh đi khám tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Các bác sĩ xác định chồng tôi bị thần kinh phân liệt thể Paranoid (hoang tưởng ảo giác)."

Gia đình cho anh nhập viện một thời gian dài. Thấy bệnh có dấu hiệu ổn định, tôi đưa anh về nhà điều trị ngoại trú. Một thời gian sau, thấy anh có dấu hiệu đập phá, tính tình hung hăng. Ai cũng phải chịu, phải nhịn anh nếu không biết tay với... đại ca. Không những thế còn phải biết “nịnh”, dỗ dành đại ca không thì khổ với đại ca lắm - chị Ngà kể.

“Bản thân tôi cũng không ít lần bị phang vì ngăn cản anh phá đồ. Đánh xong, anh hỏi cô là ai mà dám ngáng đường tôi. Muốn sống thì tránh ra, không thì liệu cái thần hồn”.

Đôi lúc tỉnh táo anh lại hỏi thăm mọi người trong gia đình, nhận diện được tôi là vợ của anh. Những lúc ấy, tôi lấy làm hạnh phúc, nhưng cái cảm giác đó chỉ được trong một khoảnh khắc ngắn thôi. Sau đó đâu lại đấy… lại hỏi: “Cô là ai? Dẹp đường cho đại ca đi”. Nghĩ mà thương mình, thương chồng lắm - chị Ngà tâm sự.

Vì nhà tôi cũng gần Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hoá nên gia đình tôi xin được điều trị ngoại trú để có điều kiện chăm sóc chồng. Nhưng thú thật nhiều lúc cả nhà tôi náo loạn vì “đại ca đến đây”.
a
Nhiều lúc cả nhà tôi náo loạn vì... “đại ca đến đây”
Đám ma thì cười, đám cưới thì khóc

Chị Ngà tâm sự: khổ nhất là từ khi chồng tôi mắc căn bệnh này thì lúc tỉnh, lúc mê, hay đi lang thang, nhặt nhạnh những thứ vớ vấn để về làm dao, làm kiếm cho... đệ tử. Đặc biệt là trạng thái tâm lý liên tục biến đổi.

Đợt cuối năm ngoái đứa cháu ngoại cưới. Cả nhà sang giúp việc cho đám cưới để anh ở nhà với đứa con trai 15 tuổi nhằm tránh để anh sang quậy phá. Thế nhưng, anh vẫn trốn sang đám cưới được.

Đúng lúc, nhà trai sang xin dâu… thì cả hội trường hốt hoảng nín lặng vì có tiếng khóc vang lên. Tôi quay ra, giật mình nhận ra chồng mình. Dỗ cách mấy chồng cũng không chịu, cứ ngồi khóc tu tu đòi thả cháu gái ra.

Chưa hết đâu, hễ trong làng có đám ma thì kiểu gì anh cũng lẻn đến. Vừa đến ngõ nhà người ta, chồng tôi cứ lăn ra cười, rồi chỉ chỉ trỏ trỏ… Ấy thế, ai mà đụng vào, không biết cách “nịnh” thì liệu hồn vì “ta là đại ca đây, dẹp ra, không ta giết hết. Không ít người hoảng sợ. Thật nhiều lúc tôi cũng cực lắm!

Xác định bệnh hoang tưởng

Bác sĩ, Nguyễn Hữu Hiệp, Giám đốc BV tâm thần Thanh Hoá cho biết, nguyên nhân bệnh do những biến đổi, khiếm khuyết về rối loạn chuyển hóa của tế bào não, rối loạn chức năng hoạt động của não và chưa một xét nghiệm nào có thể phát hiện được.
 
Khi mắc bệnh, bệnh nhân có biểu hiện như mất ngủ, khó ngủ, không ngủ, đảo giấc (ngày ngủ đêm thức); rối loạn về hành vi, rối loạn về cảm xúc. Như cảm giác hai chiều vừa yêu vừa ghét hay cảm xúc trái ngược là người thân thì rất ghét, căm thù nhưng người dưng lại tin yêu; đi dự đám ma thì cười nhưng đi đám cưới lại khóc….
 
Bệnh nhân còn biểu hiện như: đi lang thang, nhặt rác, tích trữ các vật dụng bỏ đi, cười một mình. Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện hoang tưởng ma nhập, người chết nhập vào, luôn có cảm giác bị theo dõi, bị hại, bị bắt, bị giết, bị bệnh. Có người lại có hoang tưởng phát minh, nghiên cứu sáng chế... Tuy nhiên, BS Hiệp cho biết thực tế rất nhiều bệnh nhân tuy mắc bệnh hoang tưởng ảo giác nhưng nói năng lưu loát, trí nhớ tốt, thậm chí nhớ tốt hơn người bình thường.
 

Ngọc Liên

[links()]

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

Đức Trần -

Đức Trần
<p>Trời nắng là những ngày vô cùng vất vả với căn bệnh này. Chia sẻ cùng gia đình chị. Đứa em trai tôi cũng thế.... lúc nào cũng "siêu nhân, đại ca, tàng hình".... khổ. Đưa đến trại thì cắn dứt lương tâm. Đưa về nhà thì khổ, xấu hổ với bà con, Người hiểu chả sao, người không hiểu thì trách. Cơ cực lắm....</p>

Thế Nam -

Thế Nam
<p>Đúng thật, chỉ có những người trong gia đình có người thế này mới hiểu hết được. Gia đình tôi cũng thế, mẹ tôi khóc âm thầm suốt. Mẹ tôi sinh ra em nhưng đã lên cơn rồi thì mọi thứ đều không có ý nghĩ gì hết. Miễn sao cả nhà công nhận là đại ca. Bắt quỳ xin đại ca phải quỳ xin đại ca.... trăm ngàn cái khổ. Tôi chia sẻ cùng gia đình chị.</p>

Bác Thành -

Bác Thành
<p>Thực sự chia sẻ nỗi khổ của chị Ngà, Tôi cũng có đứa con giống trường hợp chồng chị. Khổ lắm.... nước mắt chảy ngược rfoi. Căn răng để chịu đựng....!</p>

Thái Tân -

Thái Tân
<p>Chia sẻ cùng gia đình chị Ngà. Chị là một người vợ tốt.</p>

-

<p>Xin chia sẻ nỗi khổ của chị Ngà. Tôi hiểu lắm tâm sự của chị. Nhưng chị Ngà chưa khổ bằng gia đình tôi đâu. Nhà tôi có bữa đang ăn cơm phải bỏ cơm cạy vì chồng tôi vác dao lùa chém... rồi la;"Bọn mày muốn gì?" Tao giết hết.... khổ lắm. Mong chị cố gắng dù sao đó cũng là chồng mình chị ạ.</p>

Hiển thị thêm bình luận