Kết hôn 3 năm, chàng trai mất khả năng sinh sản vì bệnh này

Google News

Sau khi thực hiện một loạt các xét nghiệm, bác sĩ cho biết, anh Ngụy mắc chứng azoospermia (không có tinh trùng) và teo tinh hoàn hai bên do quai bị.

Anh Ngụy, người Quảng Đông, Trung Quốc, chưa bao giờ nghĩ rằng, một căn bệnh truyền nhiễm lại thực sự khiến anh mất đi khả năng sinh sản
Theo thông tin đăng tải, anh Ngụy lấy vợ đã 3 năm nay. Sau 3 năm chung sống, cuộc sống hôn nhân ngọt ngào, kinh tế gia đình cũng vững, anh Ngụy và vợ cố gắng để có con. Thế nhưng, dù nỗ lực đến đâu, hai vợ chồng vẫn không thể có nổi mụn con nào.
Cảm thấy có vấn đề, anh Ngụy cùng vợ đến bệnh viện khám. Nào ngờ, sau khi thực hiện một loạt các xét nghiệm, bác sĩ cho biết, anh Ngụy mắc chứng azoospermia (không có tinh trùng) và teo tinh hoàn 2 bên.
Nghe đến hai chữ azoospermia và teo tinh hoàn, anh Ngụy chỉ cảm thấy đầu óc ong ong, trên bờ vực suy sụp, anh thu hết can đảm để hỏi bác sĩ với tia hy vọng cuối cùng: “Bác sĩ có giúp được gì không?”.
Thế nhưng, câu trả lời mà anh Ngụy nhận được rất nghiệt ngã: "Tinh hoàn đã bị teo và mất khả năng sản xuất tinh trùng, tổn thương này là không thể phục hồi, không cần và cũng không thể điều trị".
Ket hon 3 nam, chang trai mat kha nang sinh san vi benh nay
 Ảnh minh họa. 
Khi bác sĩ hỏi anh Ngụy có tiền sử bệnh quai bị không, anh đã giật mình và thừa nhận, anh từng bị quai bị. Bác sĩ cũng cho biết thêm, triệu chứng teo tinh hoàn 2 bên của anh Ngụy phù hợp với triệu chứng của viêm tinh hoàn do quai bị dẫn đến vô sinh.
Lúc này, anh Ngụy lại sửng sốt hơn, không ngờ chỉ vì căn bệnh quai bị mà anh nghĩ rất bình thường lại khiến anh mất đi khả năng sinh sản.
Vậy tại sao quai bị có thể liên quan đến viêm tinh hoàn và cuối cùng dẫn đến vô sinh?
Bệnh quai bị do virus quai bị gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em, một số người phát bệnh ở tuổi thiếu niên, hiếm gặp ở người lớn. Hầu hết trẻ em đều tự phục hồi trong vòng khoảng 5 ngày nghỉ ngơi mà không có bất kỳ tác động tiêu cực nào khác lên cơ thể.
Tuy nhiên, nếu thể trạng của trẻ còn yếu và virus quai bị sinh sôi trong cơ thể nhiều thì nó có thể xâm nhập vào hệ thần kinh và các mô tuyến khác trong cơ thể theo đường máu.
Nếu virus quai bị xâm nhập vào hệ thần kinh, nó có thể gây mất thính lực, thậm chí mất thính lực vĩnh viễn. Nếu virus xâm nhập vào não, tinh hoàn, buồng trứng, tụy tạng,… thì cũng có thể gây viêm màng não, viêm tinh hoàn, viêm vòi trứng, viêm tụy…Do đó, cần đặc biệt lưu ý biến chứng.
Ket hon 3 nam, chang trai mat kha nang sinh san vi benh nay-Hinh-2
Ảnh minh họa. 
Bệnh nhân nam có các triệu chứng này phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp
Bệnh quai bị xảy ra ở thời thơ ấu và hiếm khi được báo cáo về viêm tinh hoàn, nhưng các mô tinh hoàn trưởng thành hoặc đang phát triển nhạy cảm bất thường với virus quai bị. Nếu không được điều trị kịp thời, thường sẽ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, không thể phục hồi và vĩnh viễn.
Quai bị kết hợp với viêm tinh hoàn, người bệnh sẽ có triệu chứng sưng tấy, đau nhức tinh hoàn. Viêm tinh hoàn do quai bị có thể biểu hiện đơn giản là sưng và đau tinh hoàn. Vì vậy, khi bị sưng tinh hoàn không nên xem nhẹ, đi khám và điều trị kịp thời có thể ngăn chặn virus tiếp tục phá hoại chức năng tinh hoàn và bảo vệ bảo toàn chức năng sinh sản.
Cách phòng ngừa quai bị
Quai bị có thể xảy ra quanh năm, mùa đông xuân tỷ lệ mắc cao hơn các mùa khác, hiện đang là mùa cao điểm của bệnh quai bị. Con người là thụ thể duy nhất của virus quai bị và bản thân cấu trúc của virus quai bị tương đối ổn định và khó đột biến.
Hiện, vắc xin phòng bệnh quai bị đã có. Vì vậy, tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên, thời hạn hiệu lực của một mũi tiêm chủng là 6-10 năm, nếu quá thời hạn hiệu lực thì nên tiêm chủng lại.

Mời độc giả xem thêm video: Những điều cần biết về bệnh nam khoa (Nguồn video: TTV)

Kiều Dụ (Theo CNT)