|
Không nên chế biến trứng gà theo cách chần. |
Theo bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng, bạn không nên ăn trứng chỉ chần qua hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, canh nóng bởi dễ nhiễm khuẩn. Đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là salmonella - một yếu tố gây ngộ độc thức ăn.
Bác sĩ Lê Thị Hải cho biết trứng luộc có tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa là 99%, trứng rán non 98%, rán già 81,1%, trứng chần nước sôi 92,5%, trứng chưng 97%, đặc biệt là trứng ăn sống chỉ hấp thu được 30%-50%.
|
Luộc trứng xong nên để trong nồi ngâm thêm 5 phút. |
Bác sĩ Lê Thị Hải cho hay cách luộc đúng là cho trứng cùng nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi trứng chín, bạn tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, có thể thêm một ít muối để giữ cho trứng không bị vỡ.
Cách chế biến trứng gà ốp la giàu dinh dưỡng nhất là để lửa nhỏ đến khi lòng đỏ chín tới.
Rán trứng gà hoặc ốp la dùng lửa to dễ khiến bên ngoài cháy mà bên trong chưa chín. Lòng trắng trứng bị cháy sẽ khó hấp thu, tiêu hủy các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2, lòng đỏ chưa được tiệt khuẩn. Vì vậy, bác sĩ khuyên khi rán hoặc ốp trứng, nên để lửa nhỏ, thời gian lâu một chút cho lòng đỏ vừa chín tới là tốt.
Theo tờ Ifeng, khi luộc trứng quá kỹ, các chất trong lòng đỏ và lòng trắng kết hợp với nhau sẽ tạo thành sulfide sắt không hòa tan, gây khó tiêu, khó hấp thụ. Luộc trứng lòng đào (trứng luộc trong 5 phút) được cho là món ăn thơm ngon và tốt cho cơ thể.
|
Không nên ăn tỏi với trứng vì sẽ khó tiêu và gây buồn nôn. |
Theo lương y Nguyễn Anh Đào, nguyên bác sĩ Viện Y học cổ truyền Quân đội, tỏi ăn với trứng sẽ gây khó tiêu, đầy bụng. Trường hợp bệnh nhân đói bụng ăn vào sẽ buồn nôn, choáng váng.
Không nên dùng trứng với đường.
Lương y Nguyễn Anh Đào cho biết không nên dùng trứng với đường hoặc ăn đường ngay sau khi ăn trứng, vì cơ thể khó hấp thu, không tốt cho sức khỏe.
Không nên ăn trứng gà cùng loại sữa đậu nành.
Theo lương y Nguyễn Anh Đào, bạn không nên ăn trứng cùng sữa đậu nành. Protein trong trứng kết hợp trypsin trong sữa đậu nành làm cho quá trình phân hủy protein bị cản trở, giảm tỷ lệ hấp thụ protein, còn có thể gây ức chế hoạt động, ảnh hưởng tiêu hóa.
Khi lỡ ăn với món “kỵ trứng” ta nên uống nước gừng tươi nóng.
1 - 2 giờ sau khi ăn trứng cùng các món khác, bạn thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng khó chịu là đã ăn phải món "kỵ nhau". Ngay lập tức, ta cần dùng nước ozesol hoặc pha 20 g muối với 200 ml nước sôi để uống. Ngoài ra, bạn có thể uống nước gừng tươi nóng ấm để gây nôn, nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa, thải độc tố.
Theo Tuệ Anh/Zing