Nạn nhân là H. (29 tuổi, trú thôn 5, xã Đăk Mar). Theo gia đình, sau khi bị chó cảnh nhà nuôi cắn, anh H chủ quan không đi tiêm phòng dại, 3 tháng sau, chị có triệu chứng như lên cơn kích động... Anh H. nhập viện trong tình trạng bệnh dại đã khởi phát với các triệu chứng như lên cơn kích động, sợ gió, sợ nước, co giật toàn thân...
|
Bé gái bị chó cắn đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Kon Tum. Ảnh: Tuổi trẻ. |
Sau đó, bốn người nhà của H. đã được tiêm huyết thanh, văcxin phòng bệnh dại và đang được điều trị, theo dõi bệnh.
Nói về thông tin 3 tháng sau khi bị chó cắn, người bệnh mới phát hiện những triệu chứng trên, ông Hà cho rằng, hiện tại chưa có tài liệu y tế nào đưa ra một thời gian cụ thể về việc này.
Về việc con chó cảnh đã cắn 5 người, vị Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà cho biết: "Thay vì nhốt con chó để theo dõi những biểu hiện thì gia đình đã đập chết ngay khi chó cắn 5 người.
Có thể do gia đình đã quá bức xúc về việc nhiều người trong gia đình bị chó nhà cắn nên đã không kiềm chế được cơn tức giận để làm đúng theo hướng dẫn. Nếu ngay từ đầu, gia đình nhốt chó lại để theo dõi, có lẽ đã không xảy ra sự việc đáng tiếc là một người bị tử vong".
Video "Công an vào cuộc làm rõ vụ đàn chó cắn bé trai". Nguồn: VTC.
Ông Nguyễn Thanh Hà cho biết người phát bệnh dại tỉ lệ tử vong rất cao, vì vậy cần tăng cường hoạt động truyền thông trên loa truyền thanh xã, trực tiếp đến các gia đình và tổ chức các buổi họp dân tại cộng đồng về sự nguy hiểm của bệnh dại và các biện pháp phòng bệnh.
Ông Hà khuyến cáo người dân nên tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo, không thả rông chó, mèo.
Khi bị chó, mèo cắn, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, tiêm phòng dại kịp thời, tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa tại nhà...
Thảo Nguyên (TH)