Mùa hè này, những vùng đất mới tươi đẹp đang vẫy gọi nhiều người. Nhưng sẽ chẳng may có những tai nạn bất ngờ sẽ xảy đến ảnh hưởng đến cả chuyến đi, thậm chí nguy hiểm đến cả tính mạng. Hãy tham khảo một số kinh nghiệm sơ cấp cứu sau đây để có một chuyến đi vui vẻ, an toàn.
1. Cầm máu và làm garo
Đối với những vết thương nhẹ hoặc chảy máu ít, bạn nên dùng tay hoặc bông lau sạch vết bẩn ở vết thương. Nếu có nước ấm càng tốt. Bạn dùng khăn sạch, nhúng qua nước ấm và làm sạch bề mặt vết thương, dùng gạc sạch băng lại trong 1 hoặc 2 ngày tùy vào độ sâu, rộng của vết thương.
|
Chỉ cần một đoạn băng gạc, bạn có thể nhanh chóng
cầm những vết thương chảy máu.
|
Đối với những vết thương sâu hơn, máu bắn nhiều và liên tục bạn nên dùng đến garo để cầm máu. Trường hợp không có garo, bạn dùng dây cao su hoặc vải xoắn lại buộc chặt vào phía trên của vết thương.
Một điều bạn nên lưu ý, đối với những vết thương có những dị vật cắm sâu hoặc quá lớn bạn không nên tự ý rút nó ra để tránh trường hợp máu tuôn quá nhiều.
2. Cố định tạm thời khi gãy tay và gãy chân.
Trước hết, cần phải xác định xem có phải bị gãy xương hay không, tình trạng gãy xương kín ở bên trong hay xương gãy chọc lòi ra ngoài da để xử trí phù hợp.
|
Cần nhanh chóng xác định mức độ vết thương
vì gãy chi là vô cùng nguy hiểm.
|
Trường hợp gãy xương kín ở bên trong, không thấy xương chọc ra ngoài; điều quan trọng nhất là phải cố định giữ cho tay hoặc chân bị gãy ở tư thế bất động. Làm như vậy để nạn nhân đỡ đau, khi di chuyển nạn nhân không nguy hiểm, chỗ gãy sẽ chóng lành.
Trường hợp bị gãy chân, có thể dùng cuốn băng để băng chặt hai chân lại với nhau. Trường hợp gãy cẳng tay, sau khi đã cố định có thể dùng một miếng vải rộng hay khăn choàng quàng vào vai để treo tay bị gãy lên.
3. Sơ cứu khi có người bị rắn cắn
Nếu bị rắn độc cắn hoặc không xác định được chắc chắn là rắn lành hay rắn độc, cần ngồi yên, tuyệt đối không cử động phần cơ thể, bị rắn cắn vì cử động sẽ làm cho chất độc lan nhanh trong cơ thể. Nếu bị cắn ở chân, nạn nhân không được đi, hay chạy.
|
Rắn độc luôn là mối nguy hiểm với nhiều người đi du lịch vùng rừng núi. |
Rửa sạch vết rắn cắn bằng xà phòng và nước sạch. Dùng dao sạch rạch một đường dài khoảng 10mm, sâu độ 3mm tại vết răng nanh, sau đó nặn ra ít máu. Sát khuẩn vết rạch bằng cồn 70o hoặc thuốc tím 0,1%, nước oxy già 12 thể tích, nước muối 9‰, rồi băng vết thương bằng gạc vô khuẩn. Sơ cứu xong, cần bất động chi bị cắn, chuyển nạn nhân đi bệnh viện ngay.
3. Hà hơi thổi ngạt và ép tim lồng ngực
Những người thích bơi lội và du lịch ở những vùng biển thì đây là kỹ năng rất cần thiết. Trước tiên, đưa nạn nhân vào nơi bằng phẳng. Dùng những vật dụng mềm như khăn hoặc áo quần để kê cao đầu nạn nhân. Sau đó nghiêng đầu nạn nhân, dùng tay móc hết đờm và dị vật trong miệng của nạn nhân ra.
Đặt thẳng lại đầu, quỳ bên cạnh nạn nhân (ngang tim), đặt bàn tay trái lên 1/3 dưới xương ức, bàn tay phải úp lên mu bàn tay trái, hai tay duỗi thẳng, hai vai vuông góc với tay. Dồn sức nặng của toàn thân ép xuống lồng ngực của nạn nhân nhịp nhàng, liên tục 60-80 lần/1 phút.
|
Ép tim được coi là một kĩ năng sơ cấp cứu sống còn. |
Sau khi thực hiện được 20-30 lần ép nhịp tim bạn chuyển sang thổi ngạt 2 lần. Lúc này, đặt một tay lên trán lấy hai ngón tay bịt mũi nạn nhân, đồng thời một tay lên cằm nạn nhân, kéo về phía sau sao cho miệng nạn nhân mở ra, thổi ngạt từ từ để không khí từ miệng bạn dần đi vào phổi nạn nhân.
Bạn cần thực hiện xen kẽ hai động tác ép tim và hà hơi thổi ngạt khoảng 20 phút, sau đó đưa nạn nhân đến trạm y tế gần nhất để tiếp tục chữa trị.
Bên cạnh những kỹ năng cơ bản trên, bạn nên tìm hiểu địa hình mà mình chuẩn bị đi du lịch trước để trang bị những dụng cụ và kỹ năng phù hợp. Ví dụ như khi đi du lịch vùng núi thì bạn cần kỹ năng chữa trị vết thương, trúng gió…
Hồng Nhung