|
Những ngày gần đây, tình hình dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát trở lại nghiêm trọng ở nhiều nước. Từ đó, công tác phòng chống dịch được nâng cao hơn bao giờ hết và tinh thần cảnh giác của người dân trở nên hết sức gay gắt. Nguyên nhân gây ra đợt bùng phát này chính là biến thể Delta của COVID-19. |
|
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa thông báo, số ca được xác nhận mắc bệnh và số ca tử vong do bệnh viêm phổi mới tiếp tục tăng trên toàn thế giới, chủ yếu là do chủng đột biến Delta gây ra. Hiện tại, biến thể Delta này đã lan rộng ở 132 quốc gia thuộc nhiều châu lục trên thế giới. |
|
Tại sao chủng Delta lại "độc hại" như vậy? Nó có dạng đột biến gì? Tốc độ lây nhiễm của biến chủng Delta này như thế nào? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra và các nhà khoa học đang ráo riết tìm đáp án. Được biết, thứ nhất, tải lượng virus chủng Delta cao hơn 1.000 lần so với chủng ban đầu. Tiến sĩ Maria Van Khoff, gọi Delta là "loại virus lây lan mới và nguy hiểm nhất cho đến nay". |
|
Rochelle Varensky, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết, nghiên cứu mới cho thấy những người đã bị nhiễm chủng Delta và đồng thời được tiêm chủng vẫn sẽ mang một lượng lớn virus trong mũi và cổ họng của họ. |
|
Về mức độ nghiêm trọng, TS. Van Khoff nhấn mạnh rằng ở một số quốc gia bị ảnh hưởng bởi virus biến thể chủng Delta, số ca nhập viện đã tăng lên nhanh chóng, nhưng may mắn là tỷ lệ tử vong không tăng mạnh. |
|
Thứ hai, đột biến P681R làm cho chủng Delta dễ nhiễm vào tế bào hơn. Tiến sĩ Van Khoff cho biết, chủng Delta có một số đột biến nhất định khiến virus dễ dàng bám vào tế bào người. Bề mặt bên ngoài của mỗi hạt virus mới có 24-40 protein hình gai được sắp xếp ngẫu nhiên, đây là chìa khóa để liên kết với tế bào của con người. |
|
Có bằng chứng cho thấy một đột biến ở Delta được gọi là "P681R" thúc đẩy sự phân cắt qua trung gian furin của protein đột biến, tăng tốc độ dung hợp của tế bào vi rút và tế bào người, đồng thời tăng cường khả năng vô hiệu hóa kháng thể của virus và khả năng tẩu thoát. |
|
Delta dễ lây lan như bệnh thủy đậu. Báo cáo nội bộ của CDC ngày 30/7 cho biết, chủng đột biến Delta của virus SARS-CoV-2 mới cũng dễ lây lan như bệnh thủy đậu. Mỗi người bị nhiễm trung bình lây nhiễm cho 8 - 9 người. Biến thể này cũng có nhiều khả năng phá vỡ khả năng bảo vệ cơ thể con người bằng vắc xin. |
|
Những người bị nhiễm chủng Delta đã tiêm chủng vẫn có khả năng lây lan virus như những người chưa tiêm chủng, với tải lượng đầy đủ của loại biến chủng đáng sợ này. Tốc độ lây truyền của biến thể Delta cao hơn 40% -60% so với Alpha. |
|
Chi Chunhui, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Toàn cầu tại Đại học Bang Oregon, Hoa Kỳ cho biết, các biến thể trước mất khoảng 6 ngày để một người tạo ra đủ lượng virus lây nhiễm cho người khác, nhưng biến thể Delta chỉ cần 4 ngày. Điều này khiến Delta lan truyền trong cộng đồng với tốc độ nhanh chưa từng có. |
|
Tiêm phòng còn hiệu quả không? Không có vắc xin nào có hiệu quả 100%. Vì vậy, mặc dù đã được tiêm phòng nhưng vẫn có nhiều trường hợp lây nhiễm đột biến hơn (tức là người nhiễm đã hoàn thành tiêm phòng). Thế nhưng, tiêm vắc xin vẫn là giải pháp tối ưu trong thời điểm hiện tại. |
|
CNN đưa tin, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tin rằng giải pháp cho sự lây lan của các biến thể Delta và các loại virus khác là tiêm phòng nhiều hơn, nhanh hơn. |
|
Tiến sĩ Maria Van Khoff cũng nhắc nhở rằng mặc dù có một số dữ liệu chỉ ra rằng những người đã tiêm vắc xin có thể bị nhiễm và lây lan bởi chủng Delta nhưng khả năng này sẽ giảm đi rất nhiều sau khi mọi người tiêm đủ 2 liều vắc xin. |
Kiều Dụ