Theo trang Mayo Clinic, cấy ốc tai điện tử có thể được thực hiện ở một hoặc cả hai tai. Đối với người lớn, ban đầu thường sẽ được cấy một ốc tai điện tử và một máy trợ thính, sau đó là cả hai khi mức độ mất thính lực ở tai đeo máy trợ thính ngày càng tăng.
Ở trẻ nhỏ bị mất thính lực nặng hai bên, ốc tai điện tử thường được đặt ở hai tai cùng lúc, nhất là đối với trẻ sơ sinh và trẻ đang học nói.
Người lớn và trẻ em từ 6 đến 12 tháng tuổi đều có thể nhận được lợi ích từ cấy ốc tai điện tử, với việc cải thiện được:
- Khả năng nghe lời nói mà không cần tín hiệu thị giác như đọc môi
- Nhận biết âm thanh môi trường hàng ngày
- Khả năng nghe trong môi trường ồn ào
- Khả năng tìm thấy âm thanh phát ra từ đâu
- Khả năng nghe các chương trình truyền hình, âm nhạc và đàm thoại qua điện thoại
- Triệu chứng ù tai
|
Ảnh: MC. |
Dù có nhiều ưu điểm, song phương pháp này cũng có thể dẫn đến rủi ro và biến chứng cho người cấy ốc tai điện tử, bao gồm:
- Mất thính lực còn lại. Ở một số người, việc cấy thiết bị có thể gây mất thính giác tự nhiên, không rõ ràng, trong tai được cấy ghép.
- Viêm màng bao quanh não và tủy sống (viêm màng não). Viêm màng não có thể xảy ra sau phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Tiêm vắc-xin để giảm nguy cơ viêm màng não thường được thực hiện cho người lớn và trẻ em trước khi cấy ghép.
- Thiết bị bị hỏng. Đôi khi có thể cần phải phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế thiết bị bên trong bị lỗi. Điều này xảy ra ở ít hơn 5% số người (cấy ốc tai điện tử) trong nhiều năm.
Các biến chứng khác rất hiếm và có thể bao gồm:
- Chảy máu
- Liệt mặt
- Nhiễm trùng tại vị trí phẫu thuật
- Nhiễm trùng thiết bị
- Vấn đề cân bằng
- Chóng mặt
- Vấn đề về vị giác
- Tiếng ồn tai mới hoặc trầm trọng hơn (ù tai)
- Rò rỉ dịch tủy sống
>>> Mời độc giả xem thêm video: Phẫu thuật lấy búi tóc nặng gần 1kg trong dạ dày bệnh nhi 11 tuổi
An An (Theo MC)