Mẹ chồng lấy hết tiền tết của con trai vì sợ con dâu mang về ngoại

Google News

Về làm dâu, em lúc nào cũng cố gắng giữ ý từng ly từng tí để không làm mẹ chồng phật lòng nhưng có lẽ, bà vẫn không thay đổi cái nhìn về đứa con gái quê mùa như em.

Em và chồng cưới nhau hồi đầu năm, đến giờ vẫn chưa được 1 năm. Đây là cái Tết đầu tiên em ở nhà chồng. Cứ ngỡ cuộc hôn nhân xuất phát từ tình yêu thì sẽ bền vững lắm, vậy mà ngay năm đầu tiên em đã thất vọng về người đàn ông mình chọn quá rồi.
Em là con gái tỉnh lẻ, còn chồng là người gốc Thái Bình nhưng gia đình anh đã chuyển lên Hà Nội sinh sống, đã có cơ ngơi vững chắc ở đất thủ đô và cũng thuộc hạng gia đình có điều kiện. Chính vì lẽ đó, mà ngay từ ngày đầu ra mắt, mẹ anh đã có ý chê bai em là gái quê, không xứng đáng được về hưởng cái cơ ngơi nhà anh. Nhưng vì lúc đó, em đã bầu trước hơn 1 tháng nên mẹ anh phải miễn cưỡng đồng ý làm đám cưới gấp.
Me chong lay het tien tet cua con trai vi so con dau mang ve ngoai
 "May mà có cháu thì bà mới cho mẹ cháu bước chân vào nhà bà chứ không thì mẹ cháu chẳng bao giờ có suất đâu". Ảnh minh họa
Về làm dâu, em lúc nào cũng cố gắng giữ ý từng ly từng tí để không làm bà phật lòng, nhưng có lẽ bà vẫn không thay đổi cái nhìn về đứa con gái quê mùa như em. Đến tận khi em sinh cậu con trai đầu lòng bà mới hể hả trò chuyện. Em thầm vui vì dần lấy được cảm tình của mẹ chồng.
Ấy vậy mà, trong lúc nựng cháu bà lại nói: "May mà có cháu thì bà mới cho mẹ cháu bước chân vào nhà bà chứ không thì mẹ cháu chẳng bao giờ có suất đâu. Bà có mình bố cháu là con trai, lại được học hành tử tế bà muốn con dâu bà cũng là người giỏi giang, thông gia phải môn đăng hộ đối". Nằm nghe bà nựng cháu ngoài phòng khách mà em chỉ biết khóc thầm, nghĩ mà tủi phận.
Em cũng không phải là đứa con gái xấu xí hay không có nghề nghiệp ổn định. Đường đường là cô sinh viên học viện ngân hàng, tốt nghiệp loại ưu, ra trường thi đỗ ngay vào một ngân hàng lớn ở Hà Nội mà bị bà coi như mớ rau mớ rác, uất ức lắm!
Hiện tại, em đang trong thời gian nghỉ sinh, tiền bảo hiểm thai sản thì chưa được lĩnh, tiền tiết kiệm dồn hết vào sắm sửa cho mẹ, cho con, chi trả viện phí sinh nở 1 bệnh viện cao cấp... nên giờ nằm ổ mọi chi tiêu phụ thuộc hoàn toàn vào chồng.
Lần đầu tiên trong đời em phải sống cảnh phụ thuộc kinh tế, ngày thường không sao vì việc chợ búa cơm nước là do mẹ chồng lo lắng. Nhưng giờ sát Tết, em mới thấy cảnh phụ thuộc nó khổ biết chừng nào. Chẳng là, năm hết tết đến, em muốn biếu riêng bố mẹ chút tiền, rồi mua sắm quà gửi về quê như mọi năm mà khó quá. Vì mọi thứ phải thông qua chồng và qua sự kiểm soát của mẹ chồng.
Me chong lay het tien tet cua con trai vi so con dau mang ve ngoai-Hinh-2
 "Con chỉ nhục nhã vài tháng sinh con cháu nối dõi cho nhà mẹ thôi, còn thì con xin khẳng định sẽ không bao giờ phải lệ thuộc kinh tế của người khác đâu mẹ ạ!". Ảnh minh họa
Cuối tuần vừa rồi, em có nói chuyện với chồng về lễ lạt mang về quê và tiền biếu ông bà ngoại, chồng em cũng ầm ừ, rồi đưa cho em 2 triệu bảo: "Năm nay con bé, vợ không về được thì chồng cũng không về, em cầm mấy triệu này vừa quà vừa biếu tết cho ông bà ngoại nhé!". Nhìn thấy vỏn vẻn có 4 tời 500 nghìn mà lòng không khỏi buồn tủi. Thôi thì có còn hơn không, em định hôm sau sẽ đi mua quà gửi đứa em mang về, rồi vay đứa bạn thân thêm 10 triệu biếu bố mẹ, khi nào đi làm lại sẽ gửi lại bạn sau. Như thế là vẹn cả đôi đường.
Thế nhưng kế hoạch chưa kịp thực hiện thì em mới ngã ngửa ra chuyện chồng và mẹ chồng bàn nhau phải thắt chặt chi tiêu, kinh tế không được cho em nắm giữ vì sợ em giấu giếm mang về biếu bố mẹ.
Hôm đó, vừa lúc ra ngoài mua đồ cho con về thì em nghe thấy mẹ chồng thì thụt: "Con có tiền đừng có đưa cho vợ giữ, lập tài khoản riêng, không thì đưa mẹ giữ hộ, chứ đưa cho nó rồi cũng hết. Nhà nó nghèo, con nào chẳng thương bố mẹ, rồi nai lưng ra mà nuôi cả đám người nhà quê ấy lại khổ thân".
"Con chỉ nhục nhã vài tháng sinh con cháu nối dõi cho nhà mẹ thôi, còn thì con xin khẳng định sẽ không bao giờ phải lệ thuộc kinh tế của người khác đâu mẹ ạ!". Ảnh minh họa
Từng lời của mẹ chồng ghê gớm, em đã nghe rõ và cảm thấy bị xúc phạm vô cùng. Thế nhưng cái cảm giác ấy không kinh khủng bằng việc tận tai nghe từng lời của người đàn ông mà em đã chọn: "Con biết rồi, mỗi tháng con chỉ đưa chút tiền tiêu vặt thôi, chứ các khoản dư ra con phải cất chứ, dại gì mà con đưa cho hết". Vậy là chính anh chồng em cũng không tin em.
Nghe được toàn bộ câu chuyện đó, em đã không thể chịu được nên liền đi thẳng vào và dõng dạc tuyên bố: "Thưa mẹ, con chưa bao giờ lấy một xu một hào để mang về cho đám người nhà quê của con đâu mẹ ạ! Kể cả là tiền của chồng. Nhưng tất nhiên, nếu là tiền của con làm ra thì con có quyền nhớ đến công ơn của những người nhà quê đã vất vả nuôi con lớn để có ngày cho nhà mẹ hái quả ngọt như hôm nay. Con chỉ nhục nhã vài tháng sinh con cháu nối dõi cho nhà mẹ thôi, còn thì con xin khẳng định sẽ không bao giờ phải lệ thuộc kinh tế của người khác đâu mẹ ạ!".
Nói được ra hết ấm ức của mình khiến em thấy nhẹ lòng lắm và tất nhiên cả chồng và mẹ chồng em đã phải tẽn tò, xấu hổ vì tội nhỏ nhen. Còn riêng chồng, em không thèm nói chuyện hơn 1 tuần nay, để cho anh ta có thời gian suy nghĩ về bản thân mà biết đường sửa chữa.
Theo M.H/Emdep.vn