Muốn biết mắc bệnh tiểu đường hay không, nhìn mặt là biết!

Google News

Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết bệnh tiểu đường, trong đó người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng ngay trên chính khuôn mặt của họ.

Lượng đường trong máu cao rất nguy hiểm vì chúng làm tổn thương các mạch cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho dây thần kinh. Do đó, việc phát hiện bệnh để chữa trị kịp thời là rất cần thiết.

Khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát và lượng đường trong máu trở nên cao mạn tính, những thay đổi có thể xảy ra trên da.

Một đặc điểm chung trên da của bệnh nhân tiểu đường là khô, do lượng đường trong máu quá nhiều lấy đi chất lỏng từ các tế bào. Cơ thể làm điều này để sản xuất đủ nước tiểu nhằm loại bỏ đường ra khỏi cơ thể.

Hơn nữa, vì cơ thể cần phải cung cấp nhiều nước để thải lượng đường dư thừa ra ngoài, nên thận sẽ phải làm việc nhiều hơn và lượng máu được bơm đi khắp cơ thể cũng nhiều hơn. Điều này có thể gây ra tình trạng mất nước, cuối cùng dẫn đến chảy xệ da và bọng mắt.

Da chảy xệ cũng có thể là do quá trình liên quan đến đường liên kết với elastin trong da, làm tổn thương elastin, khiến nó trở nên cứng và mất độ đàn hồi, đồng thời khiến lớp biểu bì trông già nua và chảy xệ.

Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường còn có thể xuất hiện các quầng thâm xung quanh và dưới mắt, đôi khi cũng xuất hiện quanh cổ.

Muon biet mac benh tieu duong hay khong, nhin mat la biet!
 Những thay đổi trên khuôn mặt có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường (Ảnh: Getty)

Các biến chứng khác của bệnh tiểu đường

Mặc dù không phải lúc nào triệu chứng cũng tập trung trên da mặt, nhưng những thay đổi trên da thường xảy ra với bệnh tiểu đường.

Ví dụ, một số bệnh nhân tiểu đường phát triển nhiễm toan ceton sẽ nhận thấy da của họ trở nên nóng, đỏ bừng hoặc khô.

Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và một số người bị bệnh tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị nhiễm toan ceton nếu họ không tạo đủ insulin, bị nhiễm trùng nặng hoặc bệnh khác, hoặc bị mất nước nghiêm trọng.

Ở giai đoạn nặng, tình trạng bệnh có thể gây khó thở, sưng não, hôn mê và tử vong.

Một biến chứng khác khi lượng đường trong máu cao là phù hoàng điểm – tình trạng tích tụ dịch ở khu vực trung tâm võng mạc.

Mặc dù bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính gây ra phù hoàng điểm, nhưng nó cũng có thể do phẫu thuật đục thủy tinh thể, tĩnh mạch bị tắc nghẽn hoặc tổn thương do bức xạ.

Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận: “Glucose cao làm thay đổi lượng chất lỏng hoặc gây sưng tấy ở các mô mắt vốn giúp bạn tập trung, gây ra hiện tượng mờ mắt. Nếu không được điều trị, bệnh mạn tính dẫn đến tổn thương hoàng điểm và mất thị lực vĩnh viễn. Do đó, bạn nên đi khám khi thấy xuất hiện bất kỳ thay đổi bất thường nào”.

Mời độc giả xem thêm video: Dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường (Nguồn video: TTV)

Lương Trâm (Theo Express)