Đắng miệng có thể xảy ra khi bạn vệ sinh khoang miệng không đúng cách khiến vi khuẩn sinh sôi và gây ra mùi hôi khó chịu. Việc đánh răng thường xuyên và dùng chỉ nha khoa sẽ giúp loại bỏ các mẩu thức ăn, hạn chế vi khuẩn phát triển từ đó làm giảm hôi miệng, đắng miệng.
Trào ngược dạ dày thực quản nếu không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư.
Bệnh về gan
Gan là cơ quan trao đổi chất quan trọng trong cơ thể. Khi gan bị tổn thương, bạn sẽ cảm thấy đắng miệng.
Thức khuya, uống nhiều bia rượu, chế độ ăn uống không lành mạnh... có thể là những nguyên nhân gây ra bệnh về gan.
Thần kinh đang bị tổn thương
Đôi khi bạn cảm thấy đắng miệng không phải do vị đắng mà do hệ thần kinh đang gặp vấn đề. Nếu dây thần kinh vị giác không hoạt động bình thường, nó có thể gây ra tình trạng đắng miệng kéo dài.
Có nhiều nguyên nhân khiến dây thần kinh bị tổn thương như động kinh, u não, sa sút trí tuệ. Dù đắng miệng không gây khó chịu nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên, tốt nhất bạn nên đi kiểm tra sức khỏe.
Khi xuất hiện cảm giác đắng miệng, bạn hãy thử thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt để cải thiện tình trạng này:
- Hãy giữ vệ sinh khoang miệng bằng cách đánh răng, súc miệng thường xuyên để giảm vi khuẩn, nấm trong miệng.
- Nghỉ ngơi đầy đủ.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, tránh đồ ăn quá cay hoặc quá mặn.