Trong cốm có chứa rất nhiều protein thực vật, tinh bột, nước, lipit, gluxit, canxi và phốt pho,... giúp phòng ngừa các bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, đường ruột và hỗ trợ tăng chiều cao.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong cốm chứa nhiều vitamin và khoáng chất có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe:
Tốt cho người cao huyết áp và mắc bệnh tim mạch: Chất xơ giúp hạ mức cholesterol xấu (LDL) trong máu, từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh liên quan đến tim.
Cung cấp năng lượng: Carbohydrate phức tạp trong cốm mang lại nguồn năng lượng ổn định, bền vững giúp duy trì sự tỉnh táo và năng lượng xuyên suốt cả ngày.
Tăng cường hệ miễn dịch: Nhờ có hàm lượng các vitamin và khoáng chất cao, đặc biệt là vitamin B và sắt, cốm hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, vitamin C trong cốm còn hỗ trợ quá trình sản xuất collagen, giúp duy trì độ bền của da và mạch máu.
|
Xôi cốm hạt sen. Ảnh Internet |
Ăn cốm da căng mịn, sáng khỏe: Chất béo tốt và lipid từ cốm giúp làm đẹp da, giúp da luôn căng bóng, tránh mất nước, khô da… Ngoài ra, trong cốm tươi có một loại acid béo không bão hòa là ceramide rất tốt cho da. Thành phần này có thể ngăn ngừa mụn, đồng thời giúp da chắc khỏe, mịn màng và trẻ đẹp.
Người mắc bệnh tiểu đường có nên ăn cốm?
Chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra nhận định, người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn cốm.
|
Người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn cốm. Ảnh minh họa |
Dưới đây là một số lý do khiến cốm là một trong những món ăn không phù hợp với người bệnh tiểu đường:
Cốm có chỉ số GI cao
Cốm thường được làm từ gạo nếp cái hoa vàng. Đây là thực phẩm có chỉ số GI>73 (chỉ số GI cao). Những thực phẩm có chỉ số GI cao như gạo nếp cần được hạn chế trong thực đơn hàng ngày của người bệnh tiểu đường.
Do đó, người bị tiểu đường nên hạn chế ăn cốm. Nếu sử dụng nhiều thực phẩm này sẽ có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột sau khi ăn. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình điều trị bệnh và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Cốm chứa lượng carb cao
Cốm được làm từ gạo nếp được rang chín. Gạo nếp nấu chín (1 cốc – tương đương khoảng 100g) chứa tổng cộng 36.7g carb, 0.3g chất béo, 3.5g protein và 169 calo. Bên cạnh đó, khi làm ra thành phẩm cốm họ còn cho thêm phụ gia hoặc đường tạo độ ngọt. Chính vì vậy, lượng carb trong cốm thành phẩm sẽ cao hơn trong gạo nếp nguyên liệu ban đầu.
Trong khi đó, carb là một trong những nhân tố tác động lớn nhất tới lượng đường trong máu. Khi bạn bổ sung thực phẩm chứa nhiều carb, cơ thể sẽ phân hủy carb thành đường và đưa chúng vào máu, khiến đường huyết tăng nhanh.
Do đó, với chỉ số GI cao và lượng carb lớn, cốm là một trong những thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn.
Khi người bệnh tiểu đường sử dụng 100g cốm (tương đương 36.7g carb) đã đủ lượng carb trong 1 bữa ăn. Chính vì vậy, nên ăn ít hơn 100g cốm mỗi ngày và 1 tuần từ 2 – 3 lần.
Bên cạnh đó, khi người bệnh đã ăn cốm thì cần loại bỏ bớt các thực phẩm khác chứa nhiều carb như cơm, khoai tây… trong khẩu phần ăn.