Người nhiễm COVID-19 nào được cách ly, theo dõi tại nhà?

Google News

(Kiến Thức) - Để được cách ly, chữa trị và theo dõi tại nhà, người nhiễm COVID-19 phải đáp ứng đủ 2 điều kiện căn cứ vào mức độ bệnh, đặc điểm người nhiễm và khả năng tự chăm sóc bản thân. 

Mới đây, thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký ban hành Quyết định số 4156/QĐ-BYT kèm hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà.
Theo đó, tại Quyết định này, Bộ Y tế quy định rõ người nhiễm COVID-19 nào được cách ly, theo dõi tại nhà. Cụ thể, những người nhiễm COVID-19 đủ 2 nhóm điều kiện sau đây sẽ được cơ quan có trách nhiệm ra quyết định cách ly, theo dõi tại nhà.
Nguoi nhiem COVID-19 nao duoc cach ly, theo doi tai nha?
 Ảnh minh họa.
Điều kiện thứ 1: Căn cứ mức độ bệnh và đặc điểm của người nhiễm COVID-19
- Không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ gồm các biểu hiện: Không suy hô hấp, SpO2 ≥ 96%, nhịp thở ≤ 20 lần/phút.
- Độ tuổi: Trên 12 tháng và dưới 50 tuổi.
- Bệnh, thể trạng kèm theo: Không có bệnh nền.
- Không đang mang thai.
Điều kiện thứ 2: Người nhiễm COVID-19 có khả năng tự chăm sóc bản thân
- Có thể tự chăm sóc bản thân như ăn uống, giặt quần áo, vệ sinh cá nhân…
- Biết cách đo thân nhiệt.
- Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát. Khi có tình trạng cấp cứu, có sẵn và sử dụng được các phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính…
- Có khả năng tự dùng thuốc theo đơn của bác sỹ.
Nếu người nhiễm COVID-19 không có khả năng tự chăm sóc thì gia đình phải có người khỏe mạnh, có kiến thức chăm sóc người nhiễm, biết cách phòng ngừa lây nhiễm để hỗ trợ người nhiễm COVID-19 tại nhà thực hiện các tiêu chí trong nhóm điều kiện này. Tuy nhiên, Bộ Y tế lưu ý cần hạn chế số lượng người chăm sóc.
Nguoi nhiem COVID-19 nao duoc cach ly, theo doi tai nha?-Hinh-2
 Ảnh minh họa.
Gia đình và bản thân người nhiễm COVID-19 cần làm gì khi được cách ly, theo dõi tại nhà?

Bộ Y tế hướng dẫn như sau:

Đối với gia đình người nhiễm COVID-19

- Lưu các số điện thoại cần thiết như đường dây nóng phòng chống dịch; người được phân công hỗ trợ theo dõi sức khỏe người nhiễm và các số điện thoại cần thiết khác.

- Xác định về vùng không gian dành riêng cho người nhiễm.

- Phân công người phù hợp chăm sóc người nhiễm (nếu cần).

- Chuẩn bị các vật dụng tối thiểu: Khẩu trang y tế dùng 1 lần (đủ dùng cho cả nhà trong 2-3 tuần); găng tay y tế sạch (tối thiểu đủ dùng cho người chăm sóc trong 2-3 tuần); nhiệt kế thủy ngân hoặc điện tử; máy đo huyết áp; thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy và các túi nilon màu vàng để lót bên trong thùng.

 - Chuẩn bị các dụng cụ cá nhân dùng riêng cho người nhiễm: Bàn chải răng, khăn tắm, khăn mặt, chậu tắm, giặt, bộ đồ dùng ăn uống, xà phòng (tắm, giặt) máy giặt; dụng cụ phơi, sấy trang phục cá nhân;

- Chuẩn bị các thuốc đang sử dụng cho người trong nhà có bệnh nền như: Cao huyết áp, đái tháo đường, gút... với số lượng có thể dùng trong ít nhất 30 ngày; các thuốc và đơn thuốc (theo đơn) của bác sĩ đối với người nhiễm (nếu có).

- Theo dõi, điền thông tin vào bảng theo dõi sức khỏe hằng ngày, với những dấu hiệu cần theo dõi như nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 (nếu có thể), huyết áp (nếu có thể).

- Những người trong gia đình cũng cần phải cách ly tại nhà để tránh lây nhiễm cộng đồng bởi những người này cũng có nguy cơ nhiễm.
Đối với bản thân người nhiễm COVID-19 được cách ly, điều trị tại nhà
- Tốt nhất cách ly ở một phòng riêng. Đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly.
- Bên cạnh đó, người nhiễm COVID-19 điều tại nhà cần tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày; ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày.
- Không ăn chung, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, tự theo dõi sức khỏe; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác. 
- Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở.
- Tự thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng.

- Nên tập thể dục, ngủ nhiều, có thể ngồi thiền, hằng ngày nên dành thời gian tập thở bằng cách hít thở vào đồng thời phồng căng bụng, thở ra chậm và thót bụng, nhằm giãn nở lồng ngực, tăng không khí vào phổi.

- Thư giãn bằng cách đọc sách, vẽ, xem phim, nghe nhạc, nấu ăn, gọi cho nhân viên y tế phụ trách nếu căng thẳng tinh thần kéo dài, tăng cường giao tiếp, kết nối, tâm sự.

- Ăn uống lành mạnh, cân bằng.
Nguoi nhiem COVID-19 nao duoc cach ly, theo doi tai nha?-Hinh-3
 

Nguoi nhiem COVID-19 nao duoc cach ly, theo doi tai nha?-Hinh-4
 

Mời quý độc giả xen video: Đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin phòng COVID-19. Nguồn: VTV4


Kiều Dụ (TH)