Bệnh nhân được chỉ định chụp CT scanner ổ bụng và cho thấy hình ảnh dị vật hình que, dài 49mm, xuyên thủng thành ruột. Ngay khi có kết quả cận lâm sàng bệnh nhân được chuyển phẫu thuật cấp cứu lấy dị vật.
Các bác sĩ cho biết: “Việc điều trị cho bệnh nhân cần ưu tiên lấy bỏ dị vật và xử lý tổn thương hệ tiêu hoá. Lựa chọn cuối cùng được đưa ra sau khi hội chẩn là dùng phương pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng lấy dị vật và khâu lỗ thủng đại tràng, làm hậu môn nhân tạo”.
Sau phẫu thuật sinh hiệu bệnh nhân ổn, tiếp xúc tốt. Khi đã hoàn toàn tỉnh táo và được bác sĩ cho biết dị vật được lấy ra là một tăm tre thì bệnh nhân cũng không nhớ là mình đã nuốt tăm khi nào.
Tình trạng bệnh nhân tiếp tục cải thiện tốt và có thể xuất viện trong vài ngày tới.
|
Dị vật được gắp ra từ ruột bệnh nhân. Ảnh BVCC |
Bệnh nhân cho biết, cô có thói quen ngậm tăm sau ăn và có thể đã ngủ quên nên nuốt khi nào không rõ.
Dị vật đường tiêu hoá nếu không được phát hiện sớm và điều trị sẽ gây ra các nguy cơ chảy máu, thủng ruột, tắc ruột, áp xe ổ bụng, nghiêm trọng hơn có thể gây nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm đến tính mạng.
|
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe bệnh nhân sau khi phẫu thuật. Ảnh BVCC |
Để phòng ngừa dị vật đường tiêu hóa, các bác sĩ khuyến cáo, sau khi ăn uống, nếu có dùng tăm xỉa răng, người dân nên tập trung chú ý khi thực hiện các động tác, tránh lơ đãng để xảy ra sơ suất khiến tăm bị hút rơi vào đường thở hay đường tiêu hóa.
Sau khi sử dụng tăm xong thì vứt bỏ luôn, không nên ngậm trong miệng để nói chuyện hoặc làm việc khác.
Khi lỡ nuốt phải dị vật, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế để chữa trị, kể cả khi chưa có biểu hiện triệu chứng, không nên tự ý chữa mẹo có thể nguy hiểm cho sức khỏe.
Giang Thu