Những loại trái cây hỗ trợ điều trị cúm tốt nhất

Google News

Những loại trái cây như khế, lê, nho, trái cây họ cam quýt, dưa hấu…là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp bổ sung năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch khi bị cảm cúm.

Nhung loai trai cay ho tro dieu tri cum tot nhat

Cam chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt những hợp chất có khả năng chống oxy hóa cao. Ảnh: Pixabay.

Vào thời tiết giao mùa, cơ thể rất dễ bị cảm cúm. Bệnh này gây tổn thương vào đường hô hấp trên và dưới, kèm theo triệu chứng toàn thân như sốt, đau đầu, đau cơ, yếu mệt.

Thông thường, bệnh tự giới hạn, nhưng cũng có thể đưa đến nhiều biến chứng nặng, chủ yếu tại phổi. Bệnh cúm nguy hiểm là do tính lây lan nhanh và gây thành dịch.

Chính vì vậy, việc phòng ngừa cũng như điều trị cảm cúm nhận được sự quan tâm lớn, việc bổ sung vitamin C cho cơ thể ở thời điểm này là rất cần thiết.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Giảng viên khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM, ngoài sử dụng các loại thuốc, thức ăn bổ sung vitamin, mọi người còn có thể nạp thêm vitamin C bằng các loại trái cây.

Khế

Trong múi khế có các chất đường, hàm lượng oxalat axit 1% và nhiều yếu tố vi lượng khác (Kali, Canxi, Sắt, Phospho, vitamin như A, C, B1, B2, P).

Ngoài ra còn có các hợp chất thực vật lành mạnh như axit gallic, quercetin và epicatechin có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Kết quả một số nghiên cứu trên động vật chứng minh rằng lượng đường trong khế có thể làm giảm viêm.

Quả khế có thể chữa sổ mũi, đau họng: dùng 90 - 120 g quả khế tươi, ép lấy nước uống. Tuy nhiên, khế có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người, chủ yếu là do hàm lượng oxalat cao. Vì vậy, những người có vấn đề về thận nên tránh ăn khế và sử dụng nước ép. Hoặc có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thử.

Trong quả lê chứa protein, lipid, cenlulose, canxi, phốt pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2, C, đường gluco, axít acetic… Việc ăn lê thường xuyên có tác dụng tốt trong điều trị bệnh cao huyết áp, tim mạch (dẫn tới váng đầu hoa mắt, ù tai), lao phổi, viêm phế quản cấp tính.

Lê có tác dụng trị ho, tiêu đờm, nhuận phổi, giáng hỏa, sinh tân dịch, dưỡng huyết, chữa khản tiếng...

Dùng một quả lê tươi, xuyên bối mẫu 3 gram, cắt phần đầu cuống lê thành cái nắp, moi hết ruột, cho xuyên bối mẫu vào đậy nắp lại, cắm tăm tre cho chặt nắp, đựng vào bát, đem hấp cách thủy 1-2 giờ. Mọi người dùng nước lê để uống, ăn thịt lê, mỗi ngày một lần để bổ sung vitamin C.

Lưu ý, do lê có tính hàn nên người bị bệnh đau bụng, đi lỏng không nên dùng. Không ăn kê bị dập nát để tránh mắc bệnh đường ruột.

Chanh

Chanh thuộc họ cam quýt, lớp vỏ xanh ngoài cùng chứa tinh dầu, mỗi quả cho khoảng 0,5 ml tinh dầu (90-95% tinh dầu chanh là những hợp chất terpen). Vỏ trắng thì chứa pectin.

Dịch quả chanh chứa: 80-82% nước, 5-7% axit citric, có khi tới 10% (mùa thu tỷ lệ axit cao hơn mùa hạ), 1-2% citrat axit, canxi và kali, một ít citrat etyl và axit malic. Hàm lượng vitamin C 65 mg trong 100 g dịch tươi, vitamin B1 và riboflavin.

Một số nghiên cứu cho thấy chanh rất giàu vitamin C và những chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoid (polymethoxylated flavones trong chanh nhiều gấp 20 lần rau quả thông thường).

Do đó, chanh có chức năng giải độc, bảo vệ thành mạch, tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế tác hại của những gốc tự do để làm chậm sự lão hóa.

Liều lượng được khuyên dùng là một cốc nước chanh (25 0ml)/ngày. Có thể pha loãng phần nước chanh này ra để thuận tiện cho việc uống nhiều lần trong ngày.

Nhung loai trai cay ho tro dieu tri cum tot nhat-Hinh-2

Chanh có chức năng giải độc, bảo vệ thành mạch, tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế tác hại của những gốc tự do. Ảnh: Pixabay.

Cam

Mỗi 100 gram quả cam có chứa: 87,6 g nước, 104 microgram carotene - một loại vitamin chống oxy hóa, 30 mg vitamin C, 93 mg kali, 26 mg canxi, 9 mg magnesium, 0,3 g chất xơ, 4,5 mg natri, 7 mg Chromium, 20 mg phốt pho, 0,32 mg sắt, giá trị năng lượng là 48 kcal. Không chứa chất béo hay cholesterol.

Trên thực tế, hàm lượng vitamin C chỉ chiếm 15 – 20% tổng số các chất kháng oxy hóa trong trái cây này, trong khi những hợp chất khác có khả năng chống oxy hóa cao gấp 6 lần vitamin C: hesperidin từ flavanoid có nhiều trong lớp vỏ xơ trắng, màng bao múi cam và một ít trong tép, hạt cam.

Hàm lượng vitamin C rất cao trong cam có thể hỗ trợ kích thích sản xuất các tế bào trắng. Từ đó tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại bệnh tật, và được chứng minh là loại quả có tác dụng chống viêm, chống khối u, ức chế đông máu và chống oxy hóa mạnh.

Nước cam cũng chứa lượng vitamin A, đồng, folate và thiamine (vitamin B1) các chất dinh dưỡng khác giúp các hoạt động của hệ thống miễn dịch luôn ở trạng thái tốt nhất, giúp cơ thể chống lại sự tấn công từ bên ngoài cơ thể.

Dưa hấu

Dưa hấu là loại quả giải khát quý giá. Từ thịt quả đến cùi vỏ đều có tác dụng phòng bệnh chữa bệnh. Trong dưa hấu có 52% ăn được, 49,7% nước, 0,6% protid, 1,3% gluxit, 03% xenluloza, 4,2 mg% canxi, ngoài ra còn có Fe, P, caroten, vitamin B1, B2, PP, vitamin C.

Mọi có có thể dùng dưa hấu để chữa cảm sốt, váng đầu, hoa mắt, nhiều mồ hôi, bằng cách dùng tây qua bì 20 g, hoa hay cành kim ngân 20 g, trúc diệp 10 g, nước 500 ml, đun sôi, giữ sông 15 phút. Chia 3 lần uống trong ngày.

Dưa hấu cũng có thể tận dụng trị cảm mạo, họng đau rát: dùng vỏ dưa hấu 30 gram, đổ vào 2 bát nước, sắc còn một bát, chia uống ngày 2 lần. Nước ép dưa hấu một cốc to, uống vài lần, có thể chữa chữa cảm nóng.

Cuốn sách Ăn gì, khi nào của các tác giả Michael Crupain, Michael Roizen, Ted Spiker khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày.

Theo Nguyễn Thuận/zingnews