Dưới đây là một số nhóm thực phẩm ăn uống người mắc bệnh ung thư nên ăn
Cà chua:
|
Ảnh minh họa. |
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cà chua có hàm lượng vitamin C cao, nhiều chất lycopene, một phytochemical làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư. Một nghiên cứu cho thấy carotenoid trong cà chua có thể hỗ trợ trong việc ngăn ngừa sự phát triển của các khối u ở những bệnh nhân bị nội mạc tử cung, ung thư dạ dày và ung thư tuyến tiền liệt. Bạn nên nấu chín cà chua thay vì ăn sống.
Cá béo: Cá hồi, cá ngừ và cá mòi không chỉ là nguồn giàu protein chống mệt mỏi mà còn là nguồn dinh dưỡng hợp lý. Cá béo cung cấp axit béo omega-3, có thể giúp giữ cho cơ bắp khỏe mạnh; vitamin B12 tạo ra các tế bào hồng cầu và vitamin D, một thành phần quan trọng của sức khoẻ xương.
Sản phẩm sữa: Canxi, vitamin D, và chất đạm tìm thấy trong thực phẩm từ sữa sẽ góp phần cho xương khỏe mạnh. Lở miệng là một trong những phản ứng phụ thường gặp nhất của việc hóa trị. Lúc này, bạn cần những thực phẩm mềm, dễ ăn như sữa, trứng, cháo và súp. Tránh các loại thực phẩm cứng, giòn và cay.
Rau lá xanh đậm: Súp lơ xanh, cải xoăn, rau diếp, rau chân vịt, cải xoong và rau xanh khác cung cấp canxi để tăng cường xương, chất folate và sắt tăng sản xuất tế bào máu và magiê trong quá trình điều trị bệnh. Súp lơ nói riêng và những loại rau họ cải nói chung rất giàu beta-carotene, lutein, zeaxanthin, folate, khoáng chất, và các vitamin như vitamin C, E, và K. Đặc biệt chất sulforaphane có trong súp lơ tăng cường các enzyme trong cơ thể và loại bỏ các chất độc có thể gây ung thư. Súp lơ là thực phẩm không thể thiếu của bệnh nhân ung thư bàng quang, vú, tuyến tiền liệt, gan, da và dạ dày.
Đậu: Những cây họ đậu có chứa hàm lượng protein cao, giúp bảo vệ cơ bắp trong khi vẫn cung cấp năng lượng ổn định, chống mệt mỏi, kiệt sức.
Gừng: Gừng giúp chống nôn, tác dụng phụ của hóa trị liệu và một số loại thuốc. Bạn có thể thêm gừng khi chế biến các món ăn hoặc trà có thể giúp giảm bớt buồn nôn mà không phải sử dụng thuốc.
Tỏi: Tỏi hoạt động như loại thuốc kháng sinh chống virus, và cũng là chất bồi bổ hệ thống miễn dịch, chất chống ung thư... Các nghiên cứu cho thấy người ăn tỏi tươi ít nhất 2 lần/ tuần có nguy cơ mắc ung thư phổi ít hơn 44%. Ngoài ra, nguy cơ mắc ung thư đại tràng, ung thư da cũng giảm xuống rõ rệt.
Trà xanh: Trà xanh có tác nhân sinh học, làm thay đổi cơ chế trao đổi chất của tế bào ung thư khiến chúng không thể trao đổi chất và sẽ chết đi. Nhiều nghiên cứu cho thấy uống 2-3 tách trà xanh/ngày sẽ giúp giảm nguy cơ tấn công các tế bào khối u đến 50%.
Cà rốt: Cà rốt có chứa một số hợp chất thực vật có thể làm cho hóa trị liệu có hiệu quả hơn bằng cách làm ngừng phản ứng cơ thể có thể gây trở ngại cho điều trị ung thư. Cà rốt là một trong những nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho các bệnh nhân dùng hóa chất.
Bí đỏ: Loại quả này chứa beta- carotene, kích thích hệ miễn dịch của cơ thể, làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư. Một carotenoid khác trong bí đỏ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển ung thư là alpha-carotene.
Một số thực phẩm không nên ăn
Các thực phẩm chế biến sẵn:
Thịt đóng hộp, các đóng hộp, hambuger, thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói… đều không nên ăn.
Đồ uống có cồn, có ga: Bia, rượu, các loại nước ngọt đóng chai đều không nên dùng.
Thủy hải sản nuôi ở vùng ô nhiễm, chất thải công nghiệp: Hạn chế ăn trai, ốc, hến do có thể chúng sống dưới bùn, nồng độ chì cao.
Thức ăn lên men: Các thử nghiệm trên động vật cho thấy, chất lên men gây ung thư rất mạnh. Không nên dùng nhiều dưa muối, thịt ngâm, thịt muối, giăm-bông.
Cà phê: Là loại thức uống mà người bệnh ung thư không nên dùng, đặc biệt trường hợp bị ung thư bàng quang, tuyến tụỵ…
Đồ nướng: Những người dùng nhiều thức ăn nướng lửa có nguy cơ mắc ung thư nhiều hơn do quá trình nướng tạo ra formol – chất gây ung thư.
Theo PV/Người Đưa Tin