Những quy tắc thưởng thức ẩm thực Nhật Bản ít người biết

Google News

Tính văn hóa trong ẩm thực Nhật Bản không chỉ thể hiện qua các món ăn và còn ở các quy tắc ăn uống chuẩn mực.

Văn hóa ẩm thực truyền thống Nhật Bản (washoku) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO. Với những đại diện tiêu biểu như sushi, tempura,... nghệ thuật ăn uống của người Nhật khiến cả thế giới phải nghiêng mình thán phục.
Tìm hiểu sâu hơn về văn hóa ẩm thực Nhật Bản, đừng nên bỏ qua những quy tắc khi dùng bữa của người Nhật.
1. Không dùng tay đỡ đồ ăn rơi
Nhung quy tac thuong thuc am thuc Nhat Ban it nguoi biet
 
Dùng tay trái đỡ thức ăn rơi là hành động kém lịch sự khi dùng bữa với người Nhật Bản. Mặc dù đây là cách hữu ích để tránh việc đồ ăn rơi trên áo quần, gây những vết bẩn không đáng có nhưng tốt nhất hãy từ bỏ thói quen này khi ăn uống cùng người Nhật Bản.
2. Không cắn đôi thức ăn
Bạn nên cố gắng ăn mọi thứ trong một miếng nhỏ gọn gàng, tránh dùng răng để chia thức ăn thành miếng nhỏ hơn. Người Nhật coi việc để miếng thức ăn dang dở lại đĩa là bất lịch sự. Thêm vào đó, bạn nên dùng tay che miệng khi ăn một miếng thức ăn tương đối lớn.
3. Không bao giờ trộn wasabi vào nước tương
Thật ngạc nhiên, phương thức ăn uống không chuẩn xác này lại có mặt ở nhiều nhà hàng trên thế giới. Người Nhật không trộn wasabi vào nướng tương. Thay vào đó, hãy đặt một lượng nhỏ wasabi trực tiếp trên miếng sashimi của bạn trước khi nhúng chúng trong tương đậu nành.
4. Không lật ngược nắp bát
Lật ngược nắp bát có thể tránh phần hơi nước dưới nắp bát rớt trên bàn ăn, nhưng ở Nhật, hành động này là dấu hiệu cho biết bạn đã ăn xong. Do vậy, trong bữa ăn, bạn nên để nguyên nắp bát như vị trí ban đầu được phục vụ. Hành động lật ngược nắp bát cũng dễ làm hỏng nắp nên bạn cần lưu ý để tránh.
5. Không đặt vỏ sò ra đĩa riêng hoặc nắp bát
Nhung quy tac thuong thuc am thuc Nhat Ban it nguoi biet-Hinh-2
 
Thói quen của phần lớn thực khách khi được phục vụ các món có vỏ như nghêu, sò, hay là đặt phần vỏ ra nắp bát hay đĩa riêng. Nhưng người Nhật không nằm trong số đông. Thậm chí, họ còn coi đây là hành động kém lịch sự. Tốt nhất, bạn hãy để phần vỏ còn lại ngay trong bát đựng món ăn.
6. Không cầm đũa trước khi cầm bát
Khi ăn một bữa ăn Nhật Bản, trước tiên bạn nên chọn bát ăn rồi sau đó mới nhấc đũa. Khi đổi bát, nên đặt đũa xuống trước. Chỉ sau khi đã chọn bát thứ hai, bạn mới nên cầm đũa trở lại.
7. Không đưa đũa qua lại, không chạm đũa vào thích ăn nếu bạn không có ý định gắp.
Việc đưa đũa qua lại trên các món ăn một cách lưỡng lự, hay chạm vào một món ăn mà không ăn đều được coi là hành động bất lịch sự trong bữa ăn của người Nhật. Cũng đừng nên gắp thức ăn liên tục, hãy để cho đôi đũa được nghỉ ngơi bằng việc ăn cơm giữa những lần gắp món.
8. Không đặt đũa ngang miệng bát
Nhung quy tac thuong thuc am thuc Nhat Ban it nguoi biet-Hinh-3
 
Người Nhật thật sự tinh tế. Đôi đũa trong bữa ăn thường có khay gác đũa đi kèm. Bạn hãy tôn trọng văn hóa Nhật Bản bằng cách đặt đũa lên khay gác đũa hoặc những khay có vị trí thấp chứ không để ngang miệng bát. Trong trường hợp không có khay gác, bao đũa cũng có thể thay khay gác đũa một cách dễ dàng chỉ với vài thao tác gập đơn giản.
9. Không đổi đầu đũa để gắp thức ăn
Người Nhật không có thói quen đảo đầu đũa để gắp thức ăn vì theo họ, đầu đũa còn lại là phần tiếp xúc với tay, không đủ sạch sẽ để tiếp xúc đồ ăn. Nếu muốn gắp thức ăn bằng đũa mới, bạn hãy lịch sự yêu cầu người phục vụ hoặc chủ nhà.
10. Không đưa đồ ăn lên cao hơn phần miệng
Việc đưa đồ ăn lên quá cao (ngang tầm mắt) không được người Nhật coi trọng. Theo văn hóa Nhật Bản, chiều cao của đũa chỉ nên ở ngang miệng. Đó cũng là mức cao nhất cho vị trí một đôi đũa.
Theo K.H/Vntinnhanh