Nước tiểu là chất thải của hệ tiết niệu, thận là nơi sản xuất trực tiếp dựa trên chất lỏng cơ thể cùng với các chất thừa do bạn uống và tiêu thụ thức ăn. Nước tiểu sau đó sẽ chuyển xuống lưu trữ tại bàng quang trong một khoảng thời gian trước khi thải ra ngoài khi đi tiểu.
|
Nước tiểu đậm màu dấu hiệu của bệnh gì. Ảnh minh họa |
Nước tiểu đậm màu dấu hiệu của bệnh?
Theo chuyên gia sức khỏe, nước tiểu của chúng ta bình thường có màu vàng nhạt. Độ đậm nhạt của nước tiểu phản ánh qua việc chúng ta có uống đủ nước hay không. Bên cạnh đó, màu sắc của nước tiểu cũng có thể "báo động" cơ thể đang mắc bệnh nào, dùng những loại thuốc gì...
Nếu nước tiểu sậm màu, đậm đỏ nâu: chứng tỏ chúng ta uống quá ít nước, hay cơ quan thận, gan có vấn đề. Nếu nước tiểu sậm vàng đen, vàng nâu: báo hiệu có thể mắc một bệnh nguy hiểm hơn, đó là tiểu huyết sắc tố (thường gặp ở người sốt rét ác tính thể nặng).
Nước tiểu vàng đỏ, vàng cam: thường gặp ở người uống kháng sinh, đặc biệt là bệnh nhân dùng kháng sinh mạnh điều trị bệnh lao, phong.
Với người uống quá nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, 3B (cơ thể chỉ cần một lượng rất ít, chỉ uống khi thiếu trầm trọng) thì chúng sẽ đào thải qua nước tiểu còn nguyên vẹn, làm nước tiểu sậm hơn. Còn nếu uống quá nhiều vitamin C: nước tiểu có màu hơi đục, cặn lắng...
Cách khắc phục tình trạng nước tiểu sẫm màu
Thay đổi chế độ ăn uống
Khi nước tiểu có màu vàng đậm do vấn đề ăn uống, bạn có thể thay đổi chế độ ăn hàng ngày để cải thiện như:
– Uống nhiều nước mỗi ngày, có thể uống nhiều nước lọc, nước hoa quả… và hạn chế uống nước đêm để ít đi tiểu đêm nhiều lần, qua đó hạn chế bệnh tiết niệu, giúp cơ thể đào thải tốt, tránh cô đặc nước tiểu.
– Bổ sung nhiều loại trái cây và rau củ tươi trong bữa ăn, hạn chế những thực phẩm có thể làm biến màu nước tiểu như cà rốt, củ dền, mâm xôi…
– Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng với đi bộ, chạy bộ, tập yoga, bơi lội… để tăng cường sức khỏe
– Nếu dùng thuốc điều trị khiến nước tiểu đổi màu thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để khắc phục sớm.
|
Ảnh minh họa. |
Sử dụng thuốc điều trị hợp lý
Đối với các trường hợp nước tiểu đổi màu do các bệnh lý thì cần sử dụng thuốc phù hợp hoặc sử dụng phương pháp khác, đặc biệt với các trường hợp như sau:
– Sử dụng thuốc kháng sinh và giảm đau trong điều trị viêm tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu
– Các loại thuốc điều trị suy giảm chức năng thận hoặc suy thận
– Truyền máu hoặc thiếu máu tan huyết
– Điều trị viêm gan virus với một số loại thuốc.
Khi tình trạng nước tiểu màu vàng đậm kéo dài, bạn không nên chủ quan mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách khắc phục phù hợp, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm cần điều trị sớm.
Vân Giang (Tổng hợp)