1. Ăn cơm cùng nhau
Khi cả nhà ngồi quây quần bên mâm cơm thay vì ăn theo từng "ca" hay ăn vội vã trên đường đi làm, họ thường sẽ ăn uống lành mạnh hơn, ăn nhiều rau xanh, trái cây hơn là các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ.
Không chỉ tốt cho sức khỏe mà nghiên cứu cho thấy, những khoảng thời gian gia đình giúp trẻ em học tập tốt hơn, tránh các tệ nạn và thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, chất gây nghiện.
Nếu gia đình bạn không thường xuyên ăn cơm cùng nhau thì bạn có thể bắt đầu thay đổi với mục tiêu hai bữa ăn chung một tuần, dần dần tăng tần suất lên và tạo thành thói quen tốt cho cả gia đình hạnh phúc.
2. Nấu ăn cùng nhau
Tương tự với việc ăn cơm chung, nấu ăn cùng nhau có nhiều lợi ích cho sức khỏe và hạnh phúc của gia đình.
Đồ ăn nhà nấu không những an toàn hơn mà các thành viên nấu ăn cùng nhau sẽ có thời gian bên nhau và tạo nên những kỷ niệm đẹp.
Bếp là nơi giữ lửa cho gia đình, vậy nên đây là nơi để bạn quây quần cùng người thân.
3. Lên kế hoạch du lịch cùng nhau
Thi thoảng, hãy cùng gia đình đi du lịch. Lắng nghe ý kiến và mong muốn của con trẻ trong việc lên kế hoạch du lịch cho cả gia đình thay vì cha mẹ tự quyết định toàn bộ.
4. Tôn trọng thời gian riêng tư của nhau
Gia đình nên dành thời gian bên nhau, nhưng cũng cần có những thời gian riêng tư cho mỗi thành viên.
Ở một mình sẽ cho phép mỗi cá nhân nhìn lại bản thân, giải quyết, tháo gỡ các vấn đề. Những gia đình hạnh phúc cần biết tôn trọng thời gian riêng tư của mỗi người.
5. Học cách lắng nghe
Cuộc hội thoại hiệu quả phải có tính hai chiều, tức là cha mẹ nói chuyện với con cái và cũng lắng nghe con, ngược lại con cái cũng như vậy.
Gia đình hạnh phúc có thói quen lắng nghe mỗi cá nhân thay vì chỉ tranh nhau lên tiếng. Điều bạn nói với người khác không quan trọng hơn những điều người khác nói với bạn.
Càng biết lắng nghe, gia đình sẽ càng hiểu nhau hơn và gần nhau hơn.
6. Tạo thói quen chăm sóc sức khỏe
Muốn gia đình hạnh phúc, khỏe mạnh thì cả gia đình cần tuân thủ các thói quen chăm sóc sức khỏe.
Điều đó có nghĩa là cả gia đình cần đánh răng cùng một thời điểm sau bữa tối. Không ăn vặt đồ nhiều đường trong một khoảng thời gian trong ngày.
Thường xuyên cùng nhau đi khám sức khỏe định kỳ, giảm thời gian xem điện thoại, máy tính. Đảm bảo ngủ đủ giấc,...
7. Tập thể dục
Trong thời đại mà béo phì ở trẻ em đang trở thành một đại dịch như hiện nay thì việc tập thể dục là điều cần thiết, ngoài thói quen ăn uống lành mạnh.
Thực hiện cả gia đình cùng đi bộ hoặc đạp xe đạp, lên kế hoạch cho các hoạt động cuối tuần.
8. Nghỉ ngơi cùng nhau
Mỗi gia đình luôn bận rộn với việc học của con,công việc của cha mẹ, các hoạt động xã hội cần tham dự. Do đó những dịp cuối tuàn là thời gian cả nhà được xả hơi sau một tuần mệt mỏi.
Nếu bạn thấy mình cần nghỉ ngơi thì cả gia đình bạn có thể cũng vậy. Đôi khi hãy cho bản thân, bạn đời và các con được nghỉ ngơi, cùng nhau ở nhà xem một bộ phim, dành một cuối tuần thảnh thơi không kế hoạch nào khác.
Nếu những ngày hoạt động tích cực sẽ có ích cho sức khỏe thể chất của gia đình thì những ngày được lười biếng để thư giãn, không làm gì cả sẽ có lợi cho sức khỏe tinh thần của cả nhà.
9. Học tập cùng nhau
Rất nhiều cha mẹ sau khi con đi học về sẽ hỏi con: "Hôm nay con học được gì?"
Nhưng bạn sẽ nói gì nếu con hỏi lại bạn: "Hôm nay bố/mẹ học được gì?
Học là sự nghiệp cả đời. Là cha mẹ, bạn cũng nên tạo thói quen học tập mỗi ngày. Hãy cùng cả nhà xem các chương trình giáo dục hay các bộ phim tài liệu. Tạo thói quen đọc sách cho cả nhà.
Cùng học tập là một hoạt động mà cha mẹ có thể tham gia cùng con, vừa khuyến khích tinh thần ham học hỏi của con, vừa giúp con biết bạn rất cởi mở trong việc tiếp thu kiến thức mới.
10. Xem tin tức cùng gia đình
Trẻ em có thể cảm thấy sợ các bản tin. Là cha mẹ, đôi khi có lẽ bạn cũng ước gì con mình chưa nghe được những điều đó.
Tuy nhiên thực tế con vẫn sẽ nghe được những điều đó. Thay vì ngăn cản, cha mẹ có thể tận dụng cơ hội này để cho con thể hiện cách hiểu của con cũng như những lo lắng trước các tin tức tiêu cực của con.
Bản năng của cha mẹ là bảo vệ con khỏi những tiêu cực như bạo lực, chiến tranh,... nhưng thực tế con bạn sớm muộn cũng sẽ nghe, biết được những điều đó.
Giúp con hiểu các thông tin và thảo luận cùng nhau là một hoạt động lành mạnh cho cả gia đình.
11. Cởi mở và chân thật
Trong gia đình và các mối quan hệ, cởi mở và chân thật là yếu tố vô cùng quan trọng. Nguyên tắc hàng đầu là không che giấu điều gì.
Làm vợ/chồng hay cha mẹ, bạn sẽ muốn bạn đời hoặc con cái cởi mở, chia sẻ chân thật với bạn, do đó chính bạn cũng nên làm điều đó.
Nền tảng của một gia đình hạnh phúc chính là sự tin tưởng, điều đó chỉ có thể được xây dựng dựa trên sự chân thật và cởi mở.
Đừng nghĩ rằng bạn đang bảo vệ gia đình mình bằng cách che giấu điều gì.
Theo Hoàng Nguyên/Gia Đình Mới