PGS. BS Wynn Huynh Tran: Không phải ai cũng nên uống nhiều nước

Google News

Không thể phủ nhận tác dụng "thần kỳ" của nước đối với cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên uống nước đúng cách và trong một số trường hợp phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

Lợi ích của việc uống đủ nước
Hầu hết chúng ta đều biết tầm quan trọng của nước đối với cơ thể. Nước chiếm 60-70% trọng lượng cơ thể và phân phối đều khắp từ máu, cơ bắp, não bộ, phổi đến xương khớp. Uống đủ nước mỗi ngày giúp các cơ quan trong cơ thể được khỏe mạnh và làm việc hiệu quả.
PGS. BS Wynn Huynh Tran: Khong phai ai cung nen uong nhieu nuoc
Uống đủ nước mỗi ngày giúp các cơ quan trong cơ thể làm việc hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet
Cải thiện làn da
Một trong những tác dụng thường thấy của nước với cơ thể là mang đến làn da khỏe khoắn, căng tràn sức sống. Uống đủ nước mỗi ngày giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, thải độc để mang lại làn da tươi sáng, mịn màng.
Ngừa sỏi thận
Uống đủ nước mỗi ngày còn giúp bạn ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả. Mỗi ngày, hai quả thận phải làm việc liên tục và cật lực để thải độc, phối hợp nhịp nhàng với các cơ quan khác để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Nhờ có nước, thận được giảm áp lực công việc và thực hiện nhiệm vụ của mình tốt hơn để ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm.
PGS. BS Wynn Huynh Tran: Khong phai ai cung nen uong nhieu nuoc-Hinh-2
Uống đủ nước mỗi ngày còn giúp bạn ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet 
Hỗ trợ giảm cân
Nước còn hỗ trợ bạn giảm cân nhanh chóng. Nguyên nhân là nước không chứa calo nhưng lại có tác dụng đốt cháy calo. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy uống nước trước 20 phút trước khi ăn giúp bạn có cảm giác no hơn và ăn ít đi.
Tăng cường trí nhớ
Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày giúp bạn cải thiện hoạt động của não bộ. Khoảng 70% đến 80% mô não của chúng ta là nước. Do đó, sự thiếu hụt nước thường xuyên có thể gây ra tình trạng tụt huyết áp, làm chậm quá trình cung cấp oxy lên não bộ, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
Ngoài ra, nước còn rất nhiều tác dụng khác đối với cơ thể cũng như mọi hoạt động sống của con người như: Hỗ trợ tiêu hóa, chống bệnh tật, tăng cường sức khỏe cơ bắp, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Tuy nhiên, uống nước đúng cách mới mang lại những lợi ích đã nêu. Uống nước sai cách, thời gian dài sẽ trở thành thảm họa cho sức khỏe.
Uống nước đúng cách để có sức khỏe tốt
Người mắc bệnh suy tim không nên uống nhiều nước
Trong một buổi nói chuyện về sức khỏe tại Trung tâm Y khoa Wynn Medical Center, PGS. BS Wynn Huynh Tran chia sẻ: "Ở tất cả các buổi nói chuyện về sức khỏe, tôi luôn khuyên mọi người nên uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể cũng như ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, đó là với người bình thường và một số bệnh cần phải uống nước để thanh lọc, giải độc".
"Tim - Gan- Phổi - Thận là những cơ quan có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ tính đến trường hợp suy tim mà gan, phổi, thận vẫn khỏe mạnh thì việc uống nước quá nhiều sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường.
Cụ thể, uống nước quá nhiều khiến sức khỏe của quả tim trở nên suy kiệt. Khi đó, tim yếu nên không cung cấp đủ nguồn ô-xy cần thiết khiến phổi hoạt động trì trệ. Hoạt động của tim yếu đi nên cũng không cung cấp đủ máu để thận lọc khiến cơ thể cũng như gan dễ bị nhiễm độc.
Từ trường hợp này, có thể thấy nếu tim tốt, bạn có thể uống nhiều nước. Nếu tim, gan hay thận có vấn đề, bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ để có cách uống nước an toàn" - Bác sĩ Wynn Huynh Tran cho biết.
PGS. BS Wynn Huynh Tran: Khong phai ai cung nen uong nhieu nuoc-Hinh-3
Khi bị suy tim hoặc mắc các vấn đề liên quan đến thận, gan và phổi , bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết được cách uống nước tốt cho sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet 
Như vậy, chúng ta nên uống nhiều nước để cơ thể dễ dàng thực hiện quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố. Tuy nhiên, khi bị suy tim hoặc mắc các vấn đề liên quan đến thận, gan và phổi, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết được cách uống nước tốt cho sức khỏe.
Uống vừa đủ lượng nước mà cơ thể cần
Chúng ta nên uống đầy đủ nước để có cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có nhu cầu uống nước khác nhau. Đồng thời, chế độ ăn uống, mức độ hoạt động và tuổi tác cũng quyết định lượng nước mà cơ thể cần.
Các nghiên cứu cho thấy một người nặng 50 kg uống 2 lít nước mỗi ngày là đủ. Tuy nhiên, nếu bạn hoạt động nhiều về thể lực, sống và làm việc trong môi trường nóng bức thì có thể tăng thêm lượng nước để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Bạn có thể quan sát nước tiểu để nhận biết mình có đang thiếu nước hay không. Nước tiểu có màu vàng đậm cho thấy bạn đang bị thiếu nước.
Do đó, bạn phải lắng nghe cơ thể để biết được mình đang cần bao nhiêu nước. Đồng thời, bạn nên uống nước vào những thời điểm dưới đây:
Ngay khi vừa ngủ dậy
PGS. BS Wynn Huynh Tran: Khong phai ai cung nen uong nhieu nuoc-Hinh-4
 Khi ngủ dậy, bạn nên uống ngay 1 ly nước - Ảnh minh họa: Internet
Khi ngủ dậy, bạn nên uống ngay 1 ly nước để bù đắp lượng nước hao hụt sau một đêm. Bên cạnh đó, uống nước vào thời điểm này giúp bạn làm sạch đường ruột, thải độc cho hai quả thận.
Sau khi vận động nhiều
Sau khi vận động nhiều, cơ thể đã mất đi một lượng nước nhất định. Lúc này, bạn nên bổ sung lượng nước vừa đủ để giảm mệt mỏi.
Trước khi ngủ 30 phút
Uống một ly nước (khoảng 300ml) trước khi đi ngủ 30 phút sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Thói quen này còn giúp bạn ngăn ngừa tình trạng hình thành cục máu đông ở mạch máu trong khi ngủ.
Có thể thấy, nước rất cần thiết cho sức khỏe cũng như mọi hoạt động sống của chúng ta. Tuy nhiên, để có sức khỏe tốt, bạn nên bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần và uống vào thời điểm thích hợp. Trong trường hợp suy tim hay mắc các vấn đề liên quan đến gan, thận và phổi, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách uống nước duy trì sức khỏe.
Theo An Viên/ Phụ nữ Sức khỏe