Các nhà khoa học Đức đã phát hiện thấy DNA của virus trong phòng của bệnh nhân đậu mùa khỉ, nhưng lưu ý rằng sự nhiễm bẩn bề mặt với DNA của virus không chứng minh rằng sự lây nhiễm có thể xảy ra sau khi tiếp xúc với các bề mặt.
|
Tất cả các bề mặt mà bệnh nhân đậu mùa khỉ tiếp xúc trực tiếp đều nhiễm virus đậu mùa khỉ, đặc biệt cao ở trong phòng tắm như bồn rửa mặt, bệ ngồi toilet. Ảnh minh họa |
Trong thời điểm bùng phát các ca bệnh đậu mùa khỉ bên ngoài các khu vực lưu hành vốn có, việc lây truyền chủ yếu là do tiếp xúc gần gũi với những người có triệu chứng.
Trong khi việc lây truyền virus giữa người với người đã được mô tả trước đây, dữ liệu về các bề mặt nhiễm virus đậu mùa khỉ còn rất hạn chế.
Scitechdaily đưa tin, trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học Đức đã dùng dụng cụ thí nghiệm quét ngang bề mặt trong hai phòng liền kề nhau của hai bệnh nhân đậu mùa khỉ nhập viện ở Đức.
Sự lây nhiễm lên đến 100.000 bản sao virus/cm2 trên các bề mặt được ước tính bằng PCR và virus đã được phân lập thành công từ các bề mặt với hơn 1.000.000 bản sao.
Tất cả các bề mặt mà hai bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp đều cho thấy sự nhiễm virus đậu mùa khỉ. Tải trọng virus cao nhất được phát hiện ở cả hai phòng tắm ví dụ như tay nắm cửa, bồn rửa mặt, bệ ngồi toilet.
Các loại vải như khăn tắm, áo sơ mi hoặc áo gối mà bệnh nhân sử dụng thường xuyên cũng có dấu hiệu nhiễm virus.
Dựa trên những phát hiện, nhóm nghiên cứu kết luận rằng “việc khử trùng thường xuyên các điểm tiếp xúc da và rửa tay thường xuyên trong mọi quá trình liên quan đến chăm sóc bệnh nhân bên cạnh dọn dẹp phòng thường xuyên và khử trùng bề mặt bằng cách sử dụng các sản phẩm có hoạt tính diệt virus giúp giảm virus lây nhiễm trên các bề mặt và do đó ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện."
>>> Mời độc giả xem thêm video TP HCM lên kịch bản ứng phó bệnh đậu mùa khỉ:
An Quý