Rau khoai lang có thể chế biến thành nhiều các món ăn như rau lang nấu canh, rau lang xào, rau lang luộc,… Tuy nhiên, khi ăn rau lang cũng cần phải chú ý đến những điểm sau:
- Không nên ăn rau khoai lang lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi.
- Không dùng rau lang còn sống để chữa táo bón, vì sẽ có tác dụng ngược lại là gây táo bón . Cũng không nên dùng rau lang quá nhiều mà nên dùng xen kẽ với những loại rau khác.
- Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận. Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
Ăn rau lang đúng cách
Khi luộc rau khoai lang để ăn và chữa bệnh, nếu muốn dùng nước thì nên lấy nước thứ 2 vì nước thứ nhất thường có vị chát và hăng.
Rau khoai lang phát huy tác dụng tốt về mặt chữa bệnh, dễ tiêu hoá khi mà chúng ta làm món luộc, vừa tận dụng được nước rau, và lại dễ chế biến. Bạn nên ăn luộc vào mùa hè, có thể xào tỏi cũng rất ngon và thích hợp vào mùa đông.
Trong rau khoai lang có nhiều chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu. Chính vì thế, khi ăn rau khoai lang sẽ giúp bạn quên đi cảm giác chóng đói, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Tuy vậy, không nên chỉ ăn rau lang khiến cho tụt đường huyết mà nên ăn kèm với những loại thực phẩm khác.
Cách dùng rau lang chữa bệnh
Chữa yếu sinh lý
|
Rau lang xào với thịt bò rất tốt cho sức khỏe nam giới. |
Nam giới có thể bổ sung sức khỏe với món rau lang xào tỏi chung với hành tây, tôm hoặc thịt bò, thịt gà đều tốt. Mỗi tuần ăn 2 lần.
Chữa cảm sốt mùa nóng
Nấu rau lang với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm.
Hoặc rau lang khô một nắm, nghệ một củ, dấm 1/2 chén con, sắc uống nóng. Hoặc lấy rau lang tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.
Trị chứng thận âm hư, đau lưng mỏi gối
Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa thận âm hư đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “sâm nam”.
Với công dụng này bạn dùng lá khoai lang tươi non sắc cùng mai rùa, sắc kỹ lấy nước uống trong thời gian ngắn sẽ thấy hiệu quả.
Thảo Nguyên (TH)