Tôi lấy chồng, cuộc sống nói chung không có vấn đề gì, mọi mối quan hệ rất êm thấm dù sống chung với bố mẹ chồng.
Thật ra, tôi cũng không dám đòi hỏi quá nhiều, nói đúng hơn là có chút tự ti khi bản thân mình không có được điều kiện tốt như bạn bè. Vậy nên, từ khi bước chân vào đại học, tôi đã phải cố gắng rất nhiều, cố gắng học thật tốt để không phụ lòng bố mẹ, để có cơ hội kiếm được công việc thu nhập cao.
Gia đình tôi không giàu có thậm chí là nghèo. Bố mẹ làm công nhân, rất vất vả mới được vài triệu một tháng để lo cho con cái. Tôi bươn chải suốt thời sinh viên, đi dạy thêm, đi làm thêm sau khi tan học để có tiền trang trải cho mình, khiến bố mẹ không phải bận lòng. So với chúng bạn, tôi sống trầm mặc hơn bởi tôi không muốn tiêu tiền vào các mối quan hệ khi bản thân chẳng có gì trong tay.
Tôi tưởng mẹ chồng dễ tính nhưng mọi mâu thuẫn bắt đầu sau khi tôi sinh con (Ảnh minh họa)
Vậy nên, gặp được anh, được yêu anh và được anh yêu đúng là một may mắn với tôi. Gia đình anh khá giàu có, anh lại là người đàn ông rất hiền lành, chu đáo. Nhìn thấy tôi, anh cứ như trúng tiếng sét ái tình.
Sau này nghe anh kể tôi mới biết, anh bị hớp hồn bởi nụ cười của tôi, nụ cười mà anh thường thấy trong mỗi giấc mơ. Chúng tôi gặp nhau đối với anh đó là duyên trời định và anh quyết định sẽ lấy tôi làm vợ dù có thế nào.
Hoàn cảnh của tôi không thành vấn đề với anh. Anh luôn nhắc nhở tôi, vợ chồng đồng lòng mới là điều quan trọng, những thứ khác có thể kiếm được nhất là tiền.
Tôi tin tưởng lời anh nói và quyết tâm lấy anh dù bố mẹ anh có vẻ không ưng tôi cho lắm. Dù vậy thì tình yêu của chúng tôi đã khiến ông bà phải xuống nước, làm đám cưới cho đôi trẻ trong sự chúc phúc của họ hàng và nhất là bố mẹ tôi.
Về làm dâu như thế, tôi tròn đạo hiếu gia đình khiến chồng tôi rất yên tâm. Anh chưa một lời phàn nàn về tôi, mẹ chồng tôi cũng hiểu tôi đã cố gắng, sống rất chân tình nên không gây khó dễ. Chỉ cho đến khi tôi sinh con mọi thứ mới bắt đầu đảo lộn. Đúng, người ta nói vợ chồng son thì yên ổn, có con cái vào mâu thuẫn bắt đầu mới nảy sinh.
Mẹ chồng nàng dâu cũng vậy, sẽ tốt đẹp nếu chưa có những mâu thuẫn trong việc chăm con chăm cháu. Từ ngày sinh con, mẹ tôi khăng khăng làm theo ý mình mặc đó là con của tôi. Mẹ chồng tự quyết mọi việc ăn uống, nấu nướng, ngủ nghỉ, bất đồng quan điểm chăm con chăm cháu.
Những ngày đó, tôi sống vô cùng áp lực, nói thế nào chồng cũng chỉ là người đứng giữa hòa giải chứ không hề có phương án (ảnh minh họa)
Từ những xích mích nhỏ, tôi và mẹ dần tạo khoảng cách lớn khó hóa giải. Chính tôi là người đề nghị chồng ra ngoài ở riêng nhưng anh nói từ từ, chưa phải lúc.
Tôi lại đợi, những mâu thuẫn nhỏ cứ lớn dần khiến tôi cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Sinh con trong áp lực đầy người lại thêm những nỗi uất ức từ mẹ chồng làm tôi thực sự không chịu được.
Tôi có nhiều lần đôi co với mẹ, còn đưa cho mẹ đọc những bài báo viết về cách chăm trẻ khiến mẹ bực tức, nói tôi cậy có học này kia. Thực tình tôi không có ý đó, chỉ là mẹ không tin lời tôi nói, tôi đành phải đưa lý thuyết để thuyết phục bà.
Sau một thời gian sống chung không điều tiếng, tôi dần bị mẹ chồng để ý thậm chí ghét bỏ. Mẹ mang chuyện gia đình tôi không môn đăng hộ đối ra nói, mang chuyện quá khứ ra để bắt đầu đay khiến tôi, rằng tôi cố tình xen vào gia đình này, mồi chài con trai mẹ.
Những ngày đó, tôi sống vô cùng áp lực, nói thế nào chồng cũng chỉ là người đứng giữa hòa giải chứ không hề có phương án giải quyết khiến tôi chán nản.
Lần đó, bố mẹ tôi lên chơi. Bố mẹ tôi luôn nghĩ con gái sống hạnh phúc trong gia đình chồng nên vô cùng hãnh diện mỗi lần lên chơi. Và những lần như thế, mẹ tôi thường chuẩn bị rất nhiều quà quê mang biếu thông gia.
Mẹ chồng tôi cũng vì hình thức nên chuẩn bị cơm nước vô cùng chu đáo. Tôi ngại mẹ nên đã đưa bà mấy triệu để lo chuyện cơm nước, mẹ cũng cầm ngay.
Mâm cơm thịnh soạn đủ đầy các món, bố mẹ tôi cũng cảm thấy được tiếp đãi chu đáo. Nhưng điều khiến tôi không ngờ là, sau khi bố mẹ tôi vừa bước chân ra về, mẹ chồng tôi đã hùng hổ mang thùng rác vào, đổ tất cả thức ăn vào vứt đi.
Tôi hốt hoảng bảo: “Mẹ ơi, toàn đồ ngon, còn chưa ăn hết, sao mẹ không để lại để tối ăn, mai ăn ạ? Đồ này toàn đồ đắt tiền mẹ ạ, có món còn chưa đụng đũa. Mó nào ăn dở mà không để được thì mẹ hãy bỏ đi không phí mẹ ạ”. Mẹ như không nghe thấy lời tôi nói cứ tiếp tục làm vậy.
Tôi thấy xót ruột giằng lại thì bà mắt trừng trừng nhìn tôi, nói tức: “Nhà này không ăn thức ăn thừa, nhà này không thiếu tiền mà phải giữ thức ăn thừa nhé. Người lạ gắp đũa vào không sạch sẽ gì, vi khuẩn trong mồm ra rồi lây bệnh, ăn vào lại nhiễm bệnh thêm. HP (vi khuẩn trong nước bọt gây bệnh dạ dày nặng hơn) đầy trong đũa đó, cô định rước bệnh vào nhà à?”.
Đã vậy, đồ bố mẹ tôi mang từ quê lên, mẹ tôi không giữ lại còn mang cho hàng xóm hết. (Ảnh minh họa)
Tôi biết, không nên ăn đồ thừa nhưng mẹ gọi bố mẹ tôi là “người lại” lại cho bố mẹ tôi rước bệnh lên nhà, thực sự là một sự xúc phạm lớn. Hơn nữa, đồ ăn thừa thãi còn ít thì bỏ đi nhưng những món còn nguyên, nhiều thì giữ lại, chế biến lại có sao, vi khuẩn cũng không tồn tại được.
Mẹ nói vậy là mẹ khinh bố mẹ tôi. Đã vậy, đồ bố mẹ tôi mang từ quê lên, mẹ tôi không giữ lại còn mang cho hàng xóm hết. Tôi hiểu ý đồ của mẹ.
Cũng từ hôm đó, tôi có cái nhìn ác cảm về mẹ chồng. Tôi cũng không còn giữ thái độ điềm đạm như xưa nữa. Dù gì, động đến bố mẹ tôi, thực sự tôi cảm thấy uất ức. Nuôi con gái bao năm chưa được báo đáp ngày nào, đi lấy chồng lại còn chịu xúc phạm, tôi đâu làm gì nên tôi.
Tôi nói với chồng, 3 tháng sau ra ở riêng dù là thuê nhà, nếu anh không đồng ý, tôi sẽ tự ý thuê, anh không ra ở thì chấm dứt mối quan hệ này. Chồng thấy tôi găng nên có vẻ chùn.
Tôi sẽ làm tất cả để bảo vệ cuộc sống yên bình vì nếu cố chấp sống với bố mẹ chồng tức là hủy hoại mối quan hệ này chứ chẳng thể cứu vãn nổi sau tất cả những gì đã xảy ra.
Theo Quỳnh Chi/ Giadinhnet