Bố mẹ không chịu nổi cảnh vợ chồng tôi cãi nhau nên đã cho ra sống riêng để yên cửa yên nhà. Nhưng khi ra ngoài sống riêng thì kinh tế eo hẹp lại càng xảy ra xung đột nhiều hơn. Từ chuyện nhỏ đến lớn hai chúng tôi đều cãi nhau chán chê rồi mới tìm được hướng giải quyết.
Hàng tháng làm được đồng nào vợ bắt tôi nộp hết, thỉnh thoảng để lại vài đồng thì giấu tiền ở đâu cô ấy cũng tìm thấy. Là đàn ông đi ra ngoài lúc nào cũng chỉ có hơn trăm nghìn đồng trong túi khiến tôi cảm thấy xấu hổ chẳng dám gặp gỡ ai. Nhỏ nhẹ góp ý với vợ không nghe chỉ đến khi tôi nổi khùng lên thì cô ấy mới bớt kiểm tra ví chồng.
Một ngày tôi cần tiền để góp chung với em trai làm kinh doanh, hỏi tiền thì cô ấy bảo trong nhà chẳng còn đồng nào. Vợ nói là tiền hàng tháng của tôi đưa cho phục vụ sinh hoạt gia đình là vừa đủ chẳng dư giật đồng nào.
Nghe cô ấy nói mà tôi không thể tin vào tai mình, mỗi tháng đưa cho vợ 30 triệu đồng, lấy nhau 9 năm rồi mà gia đình lại không có một đồng tiết kiệm nào. Nghi ngờ vợ nói dối nên tôi bắt khai thật nhưng dù cho có nổi khùng thế nào cô ấy cũng nói là không có khoản tiết kiệm nào.
(Ảnh minh họa)
Có thể bạn quan tâm
Không có cách nào khiến vợ khai thật số tiền tiết kiệm của gia đình nên tôi thử viết đơn ly hôn để dọa cô ấy phải đưa tiền ra. Thế nhưng vợ sẵn sàng ký vào đơn ly dị và khẳng định là gia đình chẳng có đồng tiền tiết kiệm nào cả.
Đến khi chia tài sản gia đình tôi mới biết lòng tham của vợ là vô đáy, trong nhà đã chia đôi mọi thứ từ cái nồi đến bộ bàn ghế, còn mỗi cái sập bố mẹ cho tôi vợ cũng yêu cầu phải hóa giá chia đôi.
Cô ấy bảo bố mẹ cho khi có mặt hai người thì là của chung, nặng không mang đi được thì phải bán đi để chia tiền mỗi người một nửa. Có cái sập trị giá vài chục triệu đồng mà vợ cũng muốn cưa đôi nên có thể cô ấy đang giữ rất nhiều tiền của tôi nhưng vì lòng tham nên chấp nhận mất gia đình để khỏi phải đưa tiền.
Lòng tham của cô ấy là vô đáy, tôi thấy hối hận vì đã phát hiện quá muộn nên mới biến thành người đàn ông trắng tay.
Theo VA/Công lý & Xã hội