Theo các nghiên cứu hiện đại, kết hợp với y học cổ truyền thì dù ăn loại củ cải nào cũng rất tốt cho sức khỏe. Với đặc tính kháng khuẩn và chống nấm, củ cải được sử dụng để điều trị các vấn đề y tế khác nhau, từ ho, đi tiêu bất thường đến các vấn đề về dạ dày và ký sinh trùng đường ruột. Củ cải còn là một phương thuốc hiệu quả cho chứng rối loạn gan, các bệnh về hô hấp, sỏi thận, sỏi mật, ung thư…
Củ cải đỏ – tiểu nhân sâm giá bình dân
Được biết tới với biệt danh "tiểu nhân sâm", củ cải đỏ nổi tiếng với hàm lượng dưỡng chất phong phú và giá thành phải chăng.
Các phân tích y học đã cho thấy: bên trong loại củ này có hàm lượng vitamin C cao gấp 8 lần so với táo và lê, đồng thời còn rất giàu protein, đường, vitamin B1, B2.
Chưa dừng lại ở đó, enzyme trong củ cải giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn, trị ho và đờm, giải khát, giải độc, đặc biệt là công dụng chống ung thư, lợi mật và hạ lipid.
Ngừa bệnh trĩ
Củ cải là nguồn cung cấp dồi dào loại chất xơ cơ thể không tiêu hóa được. Chất xơ này hỗ trợ tích cực cho quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp giữ lại nước và chữa táo bón, do đó giúp phòng ngừa bệnh trĩ.
Kích thích tình dục
Từ thời La Mã cổ đại, người ta đã thường xuyên ăn củ cải đường để làm tăng hưng phấn, và có được sức khỏe tốt trong chuyện chăn gối. Khoa học hiện đại gần đây cũng đã tìm ra lý do củ cải đường chứa liều lượng của một hóa chất gọi là bo, đóng vai trò trực tiếp trong việc sản xuất hormone tình dục ở người.
Một vài công thức chữa bệnh với củ cải đường:
- Nước ép củ cải đường với cà rốt: Thức uống rất tốt cho việc giải độc cơ thể.
- Nước củ cải tươi hoặc ép (có thể thêm chút gừng): Chữa khản giọng, viêm nhiệt miệng.
- Bánh nhân củ cải (bột mì, bột ngọt, muối tiêu, thịt trộn, dầu cải, dầu vừng với củ cải để làm nhân bánh): Giảm ho, lợi khí.
- Củ cải, lê, gừng, sữa, mật ong... Cho hỗn hợp lên nồi khuấy, nguội bỏ ra hộp để mỗi ngày uống ngày 2 lần: Giảm ho suy nhược.
- Củ cải xào tỏi: Chống táo bón.
- Củ cải đường với 2 trái cam: Món salad tuyệt vời cho mùa lạnh.
Theo An Nhiên/Khoevadep