Tác dụng thần kỳ của loại gạo 6 nhóm người nên ăn mỗi ngày

Google News

Lý Kỳ, một chuyên gia y học cổ truyền Trung Quốc, đã lên tiếng "giải oan" cho gạo trắng, nói rằng gạo trắng cực tốt cho nhóm người này.

Trong những năm gần đây, chế độ ăn kiêng low-carb và đường đã trở nên phổ biến, nhiều người tránh xa những thực phẩm chứa "carbohydrate" để giảm cân và coi gạo là thủ phạm tăng cân.
Thế nhưng mới đây, trong một cuộc phỏng vấn, Lý Kỳ - một chuyên gia y học cổ truyền Trung Quốc - đã lên tiếng "giải oan" cho gạo trắng, cho biết gạo trắng có vị ngọt và hơi mát, có tác dụng bồi bổ lá lách và dạ dày, tăng cường sinh lực cho khí và thúc đẩy chất lỏng trong cơ thể.
Lương y Lý Kỳ giải thích, mặc dù gạo trắng có ít chất dinh dưỡng hơn gạo lứt, gạo hạt và các loại thực phẩm chứa carbohydrate khác, nhưng đối với những người có dạ dày kém, gạo trắng có thể làm tăng nhu động đường tiêu hóa, giúp tiêu hóa và nhu động ruột, hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn.
Tac dung than ky cua loai gao 6 nhom nguoi nen an moi ngay
  Ảnh minh hoạ.
Vậy gạo trắng phù hợp với ai?
Một số người nói rằng gạo trắng có quá ít chất dinh dưỡng, những chất dinh dưỡng này có thể dễ dàng được bổ sung từ rau và thịt. Thế nhưng không nên bỏ qua đặc tính của gạo trắng đối với sức khỏe, đặc biệt là lợi ích về tiêu hóa. Thực tế, gạo trắng bổ sung nước cho đường ruột, để cơ thể ít bị táo bón, những người khó đại tiện nên tiêu thụ gạo trắng một cách điều độ.
Lương y Lý Kỳ cũng khuyến nghị những người mắc các bệnh về dạ dày như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, ăn không tiêu, thường xuyên bị đầy hơi, táo bón, tiêu chảy nên ăn ít nhất một bát cơm trắng mỗi ngày. Điều này giúp ích cho quá trình hấp thu đường tiêu hóa.
Tac dung than ky cua loai gao 6 nhom nguoi nen an moi ngay-Hinh-2
  Ảnh minh hoạ.
So với mì và gạo lứt, ăn gạo trắng ít bị khó tiêu hơn
Nếu không ăn cơm thì có thể ăn mì, bánh mì thay thế được không? Lương y Lý Kỳ chỉ ra rằng mì và bánh mì làm từ lúa mì, có tính ấm, ăn nhiều dễ dẫn đến táo bón, da xấu, nổi mụn, thậm chí gây viêm nhiễm cơ thể. Mặc dù bạn có thể nhận được nhiều axit folic hơn, nhưng miễn là bạn ăn cơm trắng với rau xanh một cách điều độ, bạn có thể bù đắp lượng chất dinh dưỡng thiếu hụt.
Bác sĩ Lý Kỳ giải thích rằng gạo lứt và các loại gạo khác có nhiều chất xơ, protein, vitamin B1 và các thành phần khác hơn, nhưng chúng cũng tạo ra gánh nặng lớn hơn cho cơ thể con người để tiêu hóa. Dạ dày sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để tiêu hoá, mệt mỏi hơn.
Tac dung than ky cua loai gao 6 nhom nguoi nen an moi ngay-Hinh-3
 Ảnh minh hoạ.
"Giải oan" cho gạo trắng
Lương y Lý Kỳ chỉ ra rằng nguyên nhân khiến hầu hết mọi người tăng cân không phải do ăn quá nhiều cơm mà do ăn quá nhiều đồ ăn nhẹ và tráng miệng có hàm lượng calo cao, dẫn đến một bữa ăn nhiều calo.
Nhìn chung, người sợ béo phì vẫn có thể ăn cơm, nhưng mấu chốt là phải chú ý đến lượng ăn vào. Bạn có thể giảm lượng cơm xuống, bổ sung chất dinh dưỡng thêm từ các thực phẩm lành mạnh là sẽ ổn.

Mời quý độc giả xem thêm video: Dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường. Nguồn video: TTV

Kiều Dụ (Theo SH)