Đây là những chia sẻ của Joshua Dushack (22 tuổi, sinh viên trường Đại học Seton Hill, Mỹ) trên trang web dành cho người tự kỷ Autism Speak.
Bài viết là một phần trong ý tưởng có tên: "Quan điểm của chúng tôi: Sống với bệnh tự kỷ" nêu lên những tâm sự, những ám ảnh và các kinh nghiệm của những người mắc hội chứng này.
"Tôi được chẩn đoán bị mắc chứng tự kỷ khi tôi 18 tuổi. Trước đó, tôi đã có một vài hành vi kỳ quặc như nhìn chằm chằm vào màn hình tivi, lặp đi lặp lại những dòng chữ chạy trên các chương trình truyền hình và diễn tả những nỗi ám ảnh ngẫu nhiên.
Trong thời thơ ấu, tôi là người chậm nói và bị điện thoại ám ảnh. Mỗi lần nhìn thấy điện thoại, tôi sẽ nhặt nó lên và trả lời như thể đang nói chuyện với ai đó: “Xin chào! Abadubaduh…Tạm biệt!” và tắt máy.
Các chuyên gia đã nói với cha mẹ tôi rằng tôi sẽ không thể đọc, viết, tự đi học và thậm chí không thể nói được.
Nhưng sau khi cha mẹ ly hôn, tôi cùng anh trai đã được một người mẹ nuôi lớn, tôi đã học được cách làm tất cả những điều tưởng chừng không thể đó.
Mẹ tôi không bao giờ bỏ cuộc và bà luôn coi tôi như một đứa trẻ bình thường.
|
Anh từng chán nản và muốn bỏ cuộc. |
Suốt những năm học, tôi đã tham gia các lớp giáo dục đặc biệt. Nó đã giúp tôi khá nhiều trên con đường học hành.
Tuy nhiên, có vẻ như tôi bị bạn bè xa lánh trong suốt những năm tháng đó, ngoại trừ việc họ mời tôi tham dự sinh nhật và các sự kiện ở trường trung học.
Sau khi học xong phổ thông, tôi có thể không cần phải học thêm nữa. Nó khó hơn đối với tôi, nhưng tôi cho rằng mình vẫn có thể vượt qua được.
Vào khoảng thời gian đó, tôi nghĩ rằng mình muốn trở thành một diễn viên khi nhận ra tôi dễ dàng nhớ được những dòng chữ mà tôi lặp lại từ các chương trình truyền hình. Tôi tham gia nhóm biểu diễn nghệ thuật sân khấu và là thành viên của nhóm được bốn năm.
Tôi tốt nghiệp trung học năm 2011 và học tiếp đại học. Tuy nhiên, tôi biết mọi việc sẽ không dễ dàng chút nào. Vì tôi đủ điều kiện nhận OVR (chương trình giúp các cá nhân khuyết tật chuẩn bị, có được và duy trì việc làm) và trước đó, đã không yêu cầu các dịch vụ dành cho người khuyết tật để được giúp đỡ nhiều hơn nên tôi đã gặp rắc rối trong một số lớp học.
Tôi dần cảm thấy ít hứng thú hơn trong việc theo đuổi ước mơ của mình. Đến năm học thứ tư, tôi đã trải qua một cuộc trầm cảm khủng khiếp và muốn bỏ cuộc cho đến tôi gọi cho bố để được tư vấn.
Thay vì từ bỏ, điều đầu tiên tôi làm là đi đến phòng tập thể dục để suy nghĩ về những gì tôi có thể làm. Sau đó, tôi quyết định nhờ giúp đỡ. Tôi được gia đình khuyên rằng nên có một cuộc chẩn đoán và một lần nữa cố gắng xin sự giúp đỡ từ OVR.
Tôi đã được chẩn đoán lại với bệnh rối loạn tự kỷ. Tôi tìm tới một cố vấn để giúp tôi thực hiện các bước có được OVR. Cố vấn của tôi không những nghĩ rằng tôi có đủ điều kiện mà ông còn khá ngạc nhiên khi biết tôi bị từ chối OVR một vài năm trước đó.
Tôi đã từng sử dụng thuốc nhưng cảm thấy không có tác dụng gì. Nhưng sau đó, bạn gái của tôi đã khuyến khích tôi đến các phòng khám trị liệu để giải tỏa lo lắng và tôi quyết định sử dụng phương pháp chữa bệnh tinh thần, dùng các kỹ thuật như thiền, tập yoga.
Tất cả mọi thứ kết hợp lại giúp tôi cảm thấy thoải mái hơn và tôi nhận ra rằng tôi có thể sắp xếp các suy nghĩ của mình tốt hơn nhiều.
Ngoài ra, là một diễn viên kịch sân khấu đầy tham vọng, tôi đã đã tư vấn cho trẻ em tại một lớp học tự kỷ hoặc những trại hè, nơi những đứa trẻ mắc chứng bệnh này thể hiện những bản nhạc đã chọn trước khản giả.
Đáng ngạc nhiên, hầu hết đều thực hiện rất tốt trong buổi biểu diễn với sự giúp đỡ của tôi và những cố vấn khác.
Nói về các dự án tiếp theo, tôi sẽ biểu diễn vai đầu tiên trong vai trò một diễn viên tại nhà thờ, nơi tôi sẽ ký hợp đồng, tham gia một bộ phim truyền hình hài kịch. Đặc biệt, tôi sẽ tham gia vào các buổi hòa nhạc trong tương lai.
Tôi cũng sẽ biểu diễn như một diễn giả tạo động lực tại các buổi "Nhận thức tự kỷ" vào mùa thu này, cũng như nói chuyện tại một lớp học ở trường Saint Vincent College về việc lớn lên với chứng tự kỷ.
Những gì tôi đang làm cho cuộc đời của tôi là viết cuốn hồi kí, tiểu thuyết, sách tự giúp bản thân và sách triết học.
Như bạn thấy trong bài viết này, cuộc sống đối với tôi không phải là tìm kiếm gốc rễ của chứng tự kỷ, mà là tìm ra cách đối phó với nó. Cuộc sống luôn là một thách thức đối với tôi, và hiện tại vẫn vậy nhưng tôi không bỏ cuộc.
Chỉ cần bạn hãy tiếp tục đối phó với những thách thức, dám đối diện với những nỗi sợ hãi và nhất là tìm ra những điểm mạnh của bản thân. Nói cách khác, chỉ cần bạn tiếp tục.
Theo Khổng Hà/Vietnamnet