​Thèm rạch đùi thiếu nữ do ám ảnh cưỡng bức

Google News

Ám ảnh cưỡng bức khiến nhiều người có hành vi kỳ quái dù biết là sai. Có cậu thiếu niên cứ thấy con gái đi một mình là rạch mông, rạch đùi. 

Xã hội càng phát triển khiến người ta bị ám ảnh càng nhiều. Đó là khi người bệnh luôn bị ám ảnh với những ý nghĩ khó chịu, lặp đi lặp lại. Người bệnh biết điều ấy là sai nhưng không thể xóa bỏ được. Đây là điểm khác biệt với hoang tưởng hay tự kỷ.
Những suy nghĩ ám ảnh gây căng thẳng cho bệnh nhân, có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống xã hội, nghề nghiệp của họ.
​Thèm rạch dùi thiéu nũ do am anh cuong buc
 Nhiều vụ trộm cắp, phạm tội là do rối loạn ám ảnh cưỡng bức
Khi ý nghĩ đó thôi thúc bệnh nhân phải làm theo (nếu không làm theo họ sẽ rất bức bối, sợ hãi, tim đập nhanh, hồi hộp và ruột gan cồn cào...), hành vi đó gọi là ám ảnh cưỡng bức và có thể khiến họ vi phạm pháp luật.
Có rất nhiều loại ám ảnh, nhưng phổ biến là những loại sau:
Người bệnh ám ảnh khoảng trống, tức sợ không gian rộng, sợ nơi vắng vẻ, nơi công cộng... Khi ở một mình, họ thấy hồi hộp, lo sợ, trống ngực đập thình thịch, vã mồ hôi, hốt hoảng cố tìm ai đó để “bấu víu”.
Một kiểu ám ảnh nữa là sợ bị bệnh, dù họ rất khỏe mạnh. Một loại ám ảnh nữa là sợ đặc hiệu, tức là họ sợ đủ thứ: sợ động vật, sợ máu, sợ đi máy bay, thang máy, thang cuốn. Cứ thấy chúng, họ lập tức bủn rủn chân tay, xây xẩm mặt mày, thậm chí ngất xỉu.
Đáng lo hơn là họ cảm thấy bứt rứt phải làm việc đó dù biết là sai, là không nên làm. Ví dụ họ luôn cảm thấy tay mình dơ, phải rửa tay thật kỹ, rửa xong được một lúc lại thấy dơ phải rửa lại.
Nhiều người có những hành động kỳ quái, khó giải thích và đó là hành vi của ám ảnh cưỡng bức. Như có cậu bé 13 tuổi được gia đình đưa tới khám bệnh vì liên tục ăn cắp đồ dùng của phụ nữ đem về cất giấu đầy gầm giường: giày dép, quần áo lót...Người ta đến nhà “cảnh cáo” cha mẹ, cha mẹ khuyên răn không được. Tôi vẫn nhớ vụ án ở Long An, có một thiếu niên cứ ra đường thấy con gái đi một mình là rạch mông, rạch đùi.
Hay như ông Đ. (40 tuổi) cứ thấy vật nhọn là muốn cầm đâm người khác. Ông rất sợ tình trạng ấy của mình vì đã có một vài lần đâm người khác gây thương tích và bị công an bắt đưa đi giám định tư pháp tâm thần.
Nhiều vụ trộm cắp, phạm tội là do rối loạn ám ảnh cưỡng bức.
Tại Việt Nam loại bệnh này ít được quan tâm. Ở các nước phát triển, người mắc rối loạn ám ảnh rất nhiều và người ta mở hẳn các lớp điều trị tâm lý với các hình thức sau: giải tỏa dần, làm quen dần các kích thích gây sợ để người bệnh dần dần quen tới lúc không còn sợ hãi nữa.
Sợ cái gì thì cho tiếp xúc trực tiếp ngay cái đó. Như sợ máu cho nhúng tay vào máu luôn, rồi giải thích là nó không gây hại để bệnh nhân không sợ máu nữa, hay cho bệnh nhân dùng các loại thuốc giải tỏa lo âu, chống trầm cảm kết hợp điều trị tâm lý.
Theo Tuổi Trẻ