Xôn xao thông tin thịt luộc chín vẫn có màu hồng là do nguồn nước bẩn
Mới đây, một tài khoản trên mạng xã hội Tiktok đã chia sẻ hiện tượng thịt luộc trong thời gian dài vẫn có màu hồng và cho rằng nguyên nhân là do nước nhiễm amoni hoặc nitrit quá cao, khiến hồng cầu trong thịt không được chuyển hóa và vẫn có màu hồng như thịt sống.
Chủ tài khoản này giải thích rằng, nitrit khi đi vào cơ thể kết hợp với các axit amin trong đường ruột chuyển hóa thành nitrosamine - một chất gây ra bệnh UT trên chuột. Vì vậy, nguồn nước này rất nguy hiểm.
Đoạn clip ngắn thu hút được hơn 16.000 lươt quan tâm và hàng trăm bình luận, chia sẻ. Vấn đề này khiến nhiều người tỏ ra lo ngại về nguồn nước mình đang sử dụng có dảm bảo vệ sinh, có chứa chất gây bệnh hay không.
Chuyên gia lý giải hiện tượng thịt luộc chín vẫn có màu hồng
Theo Nhịp sống Việt, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) khẳng định không có chuyện do luộc trong nước bị nhiễm amoni hay nitrit cao khiến thịt luộc chín vẫn có màu hồng.
Chuyên gia giải thích: Thịt ở đây chúng ta đáng nói đến là thịt nạc. Trong thịt nạc sẽ có các globin. Trong quá trình luộc thịt, globin bị biến tính và biến thành dạng máu có màu đen. Nếu bạn thả miếng thịt sống vào nồi nước nóng, miếng thịt sẽ chuyển dịch từ lạnh sang nóng đột ngột, hơi nóng di chuyển vào bên trong giúp miếng thịt chín. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cùng với sự tác động oxy khiến cho miếng thịt có màu hồng, nhìn giống như thịt chưa chín dù đã luộc rất lâu.
Muốn không gặp hiện tượng này, chuyên gia khuyên bạn chỉ cần thả thịt vào khi nước ở nhiệt độ thấp, tốt nhất là trước khi đặt nồi lên bếp. Lúc này thịt sẽ nóng từ từ và chín đều.
Làm cách nào để nhận biết nguồn nước bị ô nhiễm?
Thông thường, nước có màu vàng là do sắt gây ra. Nước bẩn có nhiễm sắt thường có cả amoni nhưng không phải lúc nào cũng thế.
Muốn biết được nồng độ amoni và nitrit trong nước phải xét nghiệm mới xác định được.
Nếu cảm thấy nghi ngờ về nguồn nước mà mình đang dùng, người dân nên sớm đưa mẫu nước sinh hoạt đi xét nghiệm để biết chính xác nồng độ các chất trong nước từ đó đưa ra phương án xử lý và bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Theo Thanh Huyền/ Khoevadep