Khi biết được lượng đường trong máu đang tăng, bạn cần phải ăn ít thực phẩm chứa nhiều đường, đặc biệt là một số loại trái cây như xoài, dưa hấu, sầu riêng... Đây đều là những loại trái cây có độ ngọt rất cao, nếu ăn chúng trong một thời gian dài sẽ làm chỉ số đường huyết tăng lên báo động.
Thanh long chỉ có vị ngọt nhẹ ở phần giữa của quả nhưng hàm lượng đường trên 100 gam là khoảng 14%, và gần 70%-80% là đường glucose có thể khiến đường máu tăng nhanh hơn.
Trái bơ
Tuy ít đường, ít muối, ít nước, cũng rất giàu axit béo không no tốt cho sức khỏe, vitamin và khoáng chất, nhưng chỉ số calo của bơ lại cao hơn thịt lợn (100 gam thịt lợn nạc 143 kcal, 100 gam bơ 160 kcal). Và hàm lượng chất béo của nó cao tới 15% -30%.
Vì vậy, cho dù dinh dưỡng tốt nhưng thực chất lượng chất béo cao và calo cao vẫn không thể thay đổi được. Nên bạn cần hạn chế ăn bơ nếu đang muốn giảm cân, chỉ nên dùng lượng vừa phải.
Quả sầu riêng
Được mệnh danh là “vua của các loại trái cây”, có dinh dưỡng toàn diện nhưng hàm lượng calo của sầu riêng chỉ đứng sau quả bơ (lên đến 157 calo trên 100g), trong đó hàm lượng chất béo chiếm 4,1% và hàm lượng đường chiếm 28,3%. Trái cây nhiều calo như sầu riêng cũng có nhiều đường.
Dừa
Nước cốt dừa không có hàm lượng calo cao, lượng calo tập trung chủ yếu ở cơm dừa (lượng calo trên 100g thịt dừa cao tới 241 kcal), hàm lượng chất béo 12% và hàm lượng đường cao tới 31,3% nên vẫn phải kiểm soát lượng cơm dừa khi ăn.
Mía
Vào mùa hè, nước mía là một trong những loại đồ uống giải khát được nhiều người yêu thích. Thế nhưng, trong mía chứa rất nhiều sucrose, đây là loại đường khiến cho chỉ số đường huyết tăng đột biến khi nạp vào cơ thể. Vì vậy, để kiểm soát đường huyết luôn ổn định, bạn tuyệt đối không nên ăn mía dù có thèm ngọt đến như thế nào đi chăng nữa.