Thường xuyên ăn loại gạo này, kiểu gì cũng rước ung thư

Google News

Gạo cũ, gạo để lâu dễ bị nhiễm độc tố aflatoxin. Aflatoxin là một chất có độc tính cao và là chất gây ung thư, cực kỳ có hại cho cơ thể con người.

Gạo là lương thực thiết yếu, chúng ta phải ăn hàng ngày nên các gia đình thường tích trữ nhiều gạo để ăn. Thế nhưng, nếu trữ quá nhiều, gạo để lâu không ăn tới thực sự rất có hại. Chúng ta đều biết thực phẩm giàu tinh bột dễ sinh ra độc tố aflatoxin gây ung thư, vậy gạo để lâu cũng có độc tố aflatoxin? Chúng ta cùng tìm hiểu.
1. Gạo cũ có thể tạo ra độc tố aflatoxin không?
Gạo cũ cất giữ lâu ngày dễ bị nhiễm độc tố aflatoxin. Aflatoxin là một chất có độc tính cao và là chất gây ung thư, cực kỳ có hại cho cơ thể con người.
Tác hại của độc tố aflatoxin nằm ở chỗ có tác dụng hủy hoại mô gan người và động vật, có thể dẫn đến ung thư gan, thậm chí tử vong trong trường hợp nặng. Vì vậy, khi thấy gạo mốc, gạo chuyển màu bất thường, phải vứt đi ngay, không được vì tiết kiệm mà vẫn cố chấp ăn, sẽ rước bệnh vào người.
Tuy nhiên, không phải loại gạo nào để lâu cũng bị mốc và sinh ra độc tố aflatoxin. Trong quá trình bảo quản, chỉ cần đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm và độ sáng hợp lý (tránh ánh sáng) thì gạo sẽ không bị mốc và hư hỏng.
Thuong xuyen an loai gao nay, kieu gi cung ruoc ung thu
 Ảnh minh hoạ.
2. Khi nào thì gạo cũ có độc tố aflatoxin?
Nếu gạo chuyển sang màu vàng sau một thời gian dài, hãy cẩn thận với độc tố aflatoxin. Nếu đó là một loại gạo đặc biệt, chẳng hạn như một loại gao mới có chứa carotenoit, thì hiện tượng ngả vàng là bình thường. Thế nhưng, nếu bản thân gạo trắng mà chuyển vàng thì nên vứt ngay đi.
Do bản thân gạo chứa nhiều nước, nhiệt lượng sinh ra dưới tác dụng của các enzym trong quá trình bảo quản nên nấm mốc sinh sôi nảy nở trong điều kiện thích hợp, sinh ra các chất chuyển hóa độc hại và làm gạo chuyển sang màu vàng, có chứa aflatoxin do nấm tạo ra. Đây là tên gọi chung của các chất chuyển hóa độc hại của Penicillium insulatum, Penicillium citrus và Penicillium chrysogenum. Vì vậy, tốt nhất bạn không nên ăn những loại gạo cũ đã úa vàng.
Thuong xuyen an loai gao nay, kieu gi cung ruoc ung thu-Hinh-2
 Ảnh minh hoạ.
3. Cách bảo quản gạo
1. Gói gạo thật chặt trong túi và để nơi khô ráo thoáng mát sẽ dùng được lâu. Nếu có thể, hãy cho gạo vào túi ni lông hoặc tủ lạnh, buộc chặt miệng túi và để đông lạnh. Điều này giúp gạo luôn tươi và không có bọ.
2. Hạt tiêu có chứa Zanthoxylum bungeanum, là một chất chống oxy hóa tự nhiên với hương thơm đặc biệt và tác dụng đuổi muỗi. Dùng gạc quấn một vài túi hạt tiêu nhỏ và đặt chúng lên trên, giữa và dưới cùng của túi gạo. Thắt chặt miệng túi. Đặt túi gạo ở nơi thoáng mát và thông gió để ngăn ngừa bọ xít gạo.

Mời quý độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn (Nguồn video: THĐT)

Kiều Dụ (Theo SH)