Bác sĩ Hồng Diệu Thu - Chủ nhiệm Khoa Nhiễm trùng tại Bệnh viện Đa khoa Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) mới đây chia sẻ thông tin liên quan đến mù tạt.
Theo bác sĩ Hồng Diệu Thu, rất nhiều người vẫn tin rằng
mù tạt rất cay nên có tác dụng diệt khuẩn, ăn cùng với các đồ sống rất có lợi. Không ít bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, khi đi khám đã nói rằng họ tưởng
ăn mù tạt có thể diệt khuẩn nên rất chủ quan. Quan điểm này khiến bác sĩ không khỏi choáng váng, sợ hãi, phải lên tiếng.
|
Mù tạt không có công dụng diệt khuẩn. Ảnh minh họa. |
Trên thực tế, mù tạt thường được sử dụng trong các món sống, tái không có tác dụng diệt khuẩn. Sử dụng thực phẩm sống, người dùng vẫn có nguy cơ nhiễm bẩn hoặc ký sinh trùng, các loại thịt, cá khác nhau sẽ có các loại ký sinh trùng khác nhau.
Bác sĩ Hồng Diệu Thu cũng chỉ ra rằng trước khi xử lý hoặc ăn thực phẩm sống, cần xác định xem loài cá có phù hợp để ăn sống hay không và những người có khả năng miễn dịch kém, bệnh nhân ung thư đang dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc đang hóa trị, tốt nhất không nên ăn thực phẩm sống.
Cũng cần lưu ý rằng, ngay cả khi không nằm trong các nhóm nguy cơ trên, bạn cũng phải cẩn thận khi xử lý các loại hải sản có vỏ, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường.
Bác sĩ Hồng Diệu Thu cho biết, hải sản có thể bị nhiễm vi khuẩn môi trường như vibrio biển trong quá trình từ khi đánh bắt đến khi bán tại các cửa hàng, và một khi bị hải sản có vỏ cứng hoặc vây cá nhiễm vi khuẩn cào xước, có thể gây nhiễm trùng huyết hoặc hoại tử. Hãy đeo găng tay và xử lý hải sản cẩn thận.
Ngoài ra, nếu bạn bị thương trong quá trình xử lý hải sản, có thể rửa bằng nước hoặc nước muối trước, sau đó khử trùng bằng beta-iodine.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Phương pháp mới phát hiện vi khuẩn trong vài phút
Kiều Dụ (Theo CNT)