Chồng tôi tên là Khanh, Giám đốc Công ty cổ phần. Hôm đó trước khi đi làm, Khanh dặn tôi: “Chiều nay nhà mình có khách. Em nhớ làm cơm nhé”. “Từ trước tới giờ em thấy anh toàn tiếp khách ở nhà hàng rồi lấy hóa đơn về công ty thanh toán, hôm nay sao lại tiếp khách ở nhà?”. “Đây là khách đặc biệt, không nên tiếp ở nhà hàng”. “Khách là đàn ông hay là đàn bà?”. “Là phụ nữ, tên là Nhung, con gái bà chủ nhà anh trọ học ngày xưa”. “Từ trước tới giờ em chưa bao giờ nghe anh nói về người này”.
|
Ảnh minh họa. |
“Thì bây giờ nói. Năm 1971 một loạt cán bộ từ chiến trường miền Nam đã được điều ra hậu phương để học tập. Bọn anh học ở làng Nam Hồng, gần bến Chèm, tức là bờ Bắc cầu Thăng Long bây giờ. Để bảo đảm an toàn, bọn anh phải sơ tán về huyện Phổ Yên, Bắc Thái, giờ là Thái Nguyên. Anh ở trong nhà bà Huệ, một gia đình liệt sĩ và Nhung là con gái bà Huệ. Lúc đó Nhung 17 tuổi”. Chỉ ngần ấy thông tin, tôi cũng đã bắt đầu hiểu rồi. Một anh sĩ quan quân đội 26 tuổi và một cô thôn nữ 17 tuổi. Đẹp đôi quá. Chắc hai người sẽ có mối quan hệ đặc biệt. Nếu không thì nửa thế kỷ rồi, chắc đã quên từ lâu. Rõ ràng là họ vẫn liên lạc với nhau, nếu không thì nhà tôi làm sao biết cô Nhung xuống Hà Nội. “Em phải làm cơm như thế nào? Cô ấy thích ăn món gì?”. “Đơn giản thôi. Canh cua nấu rau mồng tơi, cà pháo nén giòn, còn cá kho thì nhà mình có sẵn rồi”. “Như thế có sơ sài quá không?”. “Nếu em muốn sang hơn thì xuống nhà hàng vịt cỏ Vân Đình, mua con vịt luộc”. “Chiều nay cô Nhung tự đến ư?”. “Đã biết nhà mình đâu mà tự đến. Anh sẽ ra bến xe Mỹ Đình đón”.
Nhà tôi đi làm, còn tôi ngồi một mình nghĩ về vị khách đặc biệt này. Năm 1971, cô ấy 17 tuổi, tức là kém tôi 8 tuổi và kém chồng tôi 9 tuổi, chắc chắn đã nghỉ hưu rồi. Vậy cô ấy xuống Hà Nội chỉ là để thăm bạn cũ thôi. Một bà già về hưu, được một ông Giám đốc đánh ô tô ra tận bến xe đón thì còn gì bằng.
Bữa cơm tối hôm đó rất thân mật. Nhà tôi và cô ấy nói nhiều chuyện. “Em mang quả mít to quá. Xách làm gì cho nặng. Ở Hà Nội mùa này mít bán đầy đường”. “Nhưng đây là mít vườn nhà mà anh”. “Cây mít nhà mình vẫn còn ư? Thế thì ngon tuyệt. Anh đi nhiều nơi, chưa thấy vùng nào có mít ngon bằng mít làng Trám. Ngày trước, hôm nào u cũng bổ mít cho anh ăn”.
Theo Khánh Hoàng/Giadinh.net