Trẻ em chưa được tiêm vắc xin COVID-19… “quản” thế nào không dương tính?

Google News

Trong khi chưa có vắc xin, làm thế nào để trẻ không dương tính với COVID- 19 là nỗi lo của nhiều cha mẹ. Dinh dưỡng đầy đủ, hạn chế tiếp xúc, tiêm chủng đầy đủ… là cách giúp cách giúp trẻ an toàn mùa dịch.

Tiêm vắc xin khác đầy đủ
BS. Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, để phòng và chống dịch, vắc xin COVID-19 đã nhanh chóng được sản xuất và tiêm rộng rãi ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam đang tổ chức tiêm.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hiện nay trẻ em chưa được tiêm vắc xin COVID -19. Ngay như một vài quốc gia trên thế giới mới chỉ tiêm vắc xin COVID -19 cho trẻ từ 12 tuổi trở lên và cũng chỉ tiêm một lượng rất nhỏ.
Tre em chua duoc tiem vac xin COVID-19… “quan” the nao khong duong tinh?
Trong khi chưa có vắc xin, làm thế nào để trẻ không dương tính với COVID- 19 là nỗi lo của nhiều cha mẹ. 
Trong khi chờ đợi các loại vắc xin COVID -19 an toàn với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh đừng quên những mũi tiêm vắc xin khác của trẻ. Đây là điều tối quan trọng.
Hiện nay, do e ngại dịch, nhiều gia đình đã chậm trễ cho trẻ em đi tiêm vắc xin phòng các bệnh khác. Điều này rất nguy hiểm bởi có thể dẫn đến tình trạng dịch chồng dịch và đặc biệt khiến trẻ không được bảo vệ bởi những bệnh khác như sởi, viêm não, viêm gan A…
Hạn chế tiếp xúc
BS. Nguyễn Văn Lộc cho biết, cho đến nay có một thực tế là trẻ em mắc COVID -19 thấp hơn so với người lớn. Các nhà khoa học đang đi tìm câu trả lời này.
Tuy nhiên, có một điều có thể dễ nhận thấy là diện tích xúc của trẻ thấp hơn người lớn. Trẻ nhỏ thường chỉ tiếp xúc với người thân trong gia đình, trẻ lớn hơn đi học, nhưng khi có dịch cũng được cho ở nhà, vì thế diện tiếp xúc ít, nguy cơ thấp.
Điều này cho thấy, việc hạn chế tiếp xúc trong đại dịch COVID - 19 là rất cần thiết. Trong những ngày dịch đang diễn ra phức tạp, cha mẹ và gia đình cần hạn chế để trẻ tiếp xúc nơi đông người, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người có dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở). Trong trường hợp phải đi đến các nơi tập trung đông người phải đeo khẩu trang y tế đúng cách cho trẻ và đảm bảo giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
Đặc biệt, những hành động như ôm hôn có thể khiến trẻ dính phải các giọt bắn nước bọt từ người lớn mang mầm bệnh (nếu có). Vì thế ba mẹ cần hạn chế cho trẻ tiếp nhận những hành động đó từ người ngoài, thậm chí là từ chính người thân trong gia đình.
Đối với những trẻ lớn, có đủ sự hiểu biết, hãy chia sẻ thông tin cần thiết về dịch COVID -19 để trẻ hiểu và biết cách hạn chế tiếp xúc, hiểu và tự nguyện ở trong nhà thay vì chạy nhảy và “giao lưu” khắp nơi như trước đây.
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm COVID-19, chăm sóc trẻ em tốt hơn, cha mẹ cần đảm bảo tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, đặc biệt là tận dụng ánh nắng tràn vào nhà để diệt virus.
Tre em chua duoc tiem vac xin COVID-19… “quan” the nao khong duong tinh?-Hinh-2
 Các bậc phụ huynh cần đảm bảo giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng cách rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Cùng với đó là thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng xà phòng và các dung dịch khử khuẩn khác để loại bỏ tối đa các loại virus, vi khuẩn bám vào.
Cùng với đó cần vệ sinh đồ chơi (đối với trẻ nhỏ). Đồ chơi bẩn rất có thể trở thành ổ dịch khiến con bạn bị virus tấn công. Hãy đảm bảo vệ sinh và rửa đồ chơi hàng tuần, sau đó phơi khô nơi có ánh nắng. Ngoài ra hãy dạy trẻ để hạn chế tối đa việc trẻ đồ chơi vào miệng.
Đặc biệt, các bậc phụ huynh cần đảm bảo giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng cách rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ít nhất 20 giây.
Với những trẻ lớn hơn, hãy xây dựng cho trẻ thói quen rửa tay sau khi ra ngoài chơi hoặc đi từ ngoài về, trước và sau khi ăn. Ngoài ra, với trẻ lớn có thể để trẻ súc miệng, họng bằng nước xúc miệng, dạy trẻ tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.
Dinh dưỡng hợp lý
Theo BS. Nguyễn Văn Lộc, chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh là chìa khóa vàng để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh hơn, phòng chống bệnh tốt hơn.
Hãy cho trẻ uống đủ nước, nhất là nước ấm. Lượng nước tùy thuộc vào nhu cầu và cân nặng. Chú ý không để trẻ tu ừng ực, hãy dạy trẻ cách uống nước từ từ, từng ngụm một.
Tre em chua duoc tiem vac xin COVID-19… “quan” the nao khong duong tinh?-Hinh-3
 Dinh dưỡng hợp lý là điều cực kỳ quan trọng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Đảm bảo trẻ ăn đủ bữa với 3 bữa chính và có thể thêm 3 bữa phụ (hoa quả, bánh, sữa chua, sữa...). Thời gian giữa các bữa ăn không cách nhau quá 3 tiếng.
Ngoài ra, cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ. Hãy bổ sung trong thực đơn của trẻ các thực phẩm giàu protein: trứng, thịt, cá,... để tăng sức đề kháng; các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc,... Các thực phẩm này không chỉ cung cấp đầy đủ chất kẽm cho cơ thể mà còn giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ chống lại các virus gây bệnh.
Bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp nhuận tràng, tránh táo bón ở trẻ.
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, hãy đảm bảo cho trẻ lối sống lành mạnh: ngủ đủ giấc, đúng giờ. Đặc biệt, vai trò của ánh nắng đối với trẻ là vô cùng quan trọng trong việc tổng hợp vitamin D. Trong những ngày hạn chế ra ngoài, cha mẹ hãy đảm bảo mở cửa thông thoáng để ánh nắng tràn vào nhà, vừa diệt virus, vi khuẩn vừa giúp trẻ có cơ hội được hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời.
Ứng phó với sức khỏe tinh thần
Đại dịch COVID-19 không chỉ gây căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí là trầm cảm ở người lớn mà còn ở trẻ em. Những ngày này, việc trẻ không được đến trường gặp gỡ giao lưu bạn bè đồng thời bị bó hẹp trong không gian nhỏ rất dễ khiến trẻ bị căng thẳng.
Tre em chua duoc tiem vac xin COVID-19… “quan” the nao khong duong tinh?-Hinh-4
Trong mùa dịch, cha mẹ hãy quan tâm và chú ý đến sức khỏe tinh thần của con. 
Điều đáng nói, nhiều phụ huynh lơ là và chủ quan với các vấn đề sức khỏe tinh thần. Điều này là sai lầm rất lớn. Khi trẻ căng thẳng sẽ dẫn đến chán ăn, mệt mỏi, ốm... Biểu hiện của trẻ khi bị căng thẳng là dễ nổi cáu, cơ thể uể oải, mệt mỏi, lười ăn… Cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu này để nhanh chóng “trợ giúp” trẻ.
Hãy trò chuyện, chia sẻ với con. Nên tổ chức các trò chơi, hoạt động gia đình như chơi cờ, tập thể dục, dọn dẹp nhà, hay nấu ăn cùng nhau… để tạo niềm vui cho trẻ.
Đối với trẻ lớn, cha mẹ hãy cho con không gian riêng tư, ở một mức độ nào đó, có thể cho con sử dụng điện thoại để kết nối với bạn bè giúp con giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.

Mời độc giả xem video: An Giang: Trốn dịch lên đồi đánh bạc, 8 đối tượng bị bắt quả tang. Nguồn: THDT.


Sơn Hà