Triệu chứng chính căn bệnh giết ít nhất 50 nghìn người mỗi năm

Google News

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, căn bệnh kỳ lạ này có thể gây tử vong nếu không được điều trị.

Theo Express.co.uk, ký sinh trùng trypanosoma gây ra bệnh trypanosomiasis ở châu Phi hay còn gọi là bệnh ngủ ở người.
Bệnh này lây nhiễm qua vết đốt của ruồi tsetse. Ruồi tsetse vận chuyển ký sinh trùng trypanosoma từ người sang người hay từ gia súc sang người trong quá trình hút máu. Bệnh tiến triển nặng sẽ gây viêm màng não và cuối cùng là hôn mê và/hoặc tử vong.
Trieu chung chinh can benh giet it nhat 50 nghin nguoi moi nam
Ruồi tsetse truyền bệnh. Ảnh: Getty.  
Người ta ước tính có 60 đến 70 triệu người ở 36 quốc gia châu Phi cận Sahara có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Hiện tại không có vắc xin hoặc thuốc nào ngăn ngừa bệnh trypanosomosis châu Phi. Tuy nhiên, một loại thuốc thử nghiệm mới có tên là acoziborole có thể loại trừ căn bệnh này.
Có bốn triệu chứng chính cần chú ý nếu bạn có thể mắc phải căn bệnh kỳ lạ này. Đó là mệt mỏi, sốt cao, đau đầu và đau cơ.
Tuy nhiên, mọi người có thể bị nhiễm bệnh trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm mà không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng chính nào.
Khi các triệu chứng xuất hiện, điều đó thường có nghĩa là hệ thống thần kinh trung ương đã bị ảnh hưởng. Đến thời điểm này, tình trạng suy giảm tinh thần, co giật và đi lại khó khăn cũng có thể bắt đầu biểu hiện.
Khi không được điều trị, tỷ lệ tử vong của bệnh ngủ châu Phi là gần 100%. Người ta ước tính có khoảng 50.000 đến 500.000 người chết vì căn bệnh này mỗi năm.
Có hai loại bệnh ngủ - Tây Phi, chủ yếu lây nhiễm cho người, và Đông Phi, chủ yếu lây nhiễm cho động vật.
Nếu không được điều trị, bệnh ngủ Tây Phi có thể gây tử vong trong vòng ba năm. Bệnh ngủ Đông Phi gây tử vong nhanh hơn - trong vòng vài tháng - nhưng chỉ chiếm 2% số ca mắc bệnh ở người tại lục địa này.
Hiện tại chưa có vắc xin hay thuốc để phòng bệnh và phương pháp tốt nhất là tránh ruồi tsetse bằng cách không nên mặc quần áo sáng màu hoặc quá tối màu, đồng thời tránh xa những bụi cây nơi ruồi tsetse sinh sống,...
>>> Mời độc giả xem thêm video: Singapore mở trại nuôi muỗi chống sốt xuất huyết

Nguồn video: THĐT

An An (Theo Express.co.uk)