Trường ĐH ở Trung Quốc áp dụng mô hình “ký túc xá vợ chồng”

Google News

Mới đây, trường Đại học Nankai, Trung Quốc đã tiến hành triển khai mô hình "ký túc xá vợ chồng" với giá thuê khoảng 700K/ tháng .

Ký túc xá là địa điểm quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh, sinh viên bởi nó gắn liền với thời thanh xuân ngồi trên ghế nhà trường. Ở ký túc xá tuy đông người, cơ sở vật chất ở một số nơi còn nhiều thiếu thốn nhưng nơi đây cũng lưu lại không ít kỷ niệm đẹp.
Thông thường, các ký túc xá sẽ được chia làm hai khu riêng dành cho nam và nữ. Mỗi phòng có từ 4-8 người. Tuy nhiên, mới đây, trường Đại học Nankai, Trung Quốc đã tiến hành triển khai mô hình "ký túc xá vợ chồng" khiến dân mạng được một phen tranh cãi dữ dội.
Truong DH o Trung Quoc ap dung mo hinh “ky tuc xa vo chong”
Trường Đại học Nankai là trường đầu tiên ở Trung Quốc đưa ra mô hình ký túc xá đặc biệt này. 
Tuy nhiên, theo giải thích của nhà trường, đây là nơi dành cho các cặp đôi đã kết hôn chứ không phải là nơi để sống thử trước hôn nhân. Khi muốn ở ký túc xá này, sinh viên phải xuất trình giấy đăng ký kết hôn, hai bên đều là nghiên cứu sinh hoặc tiến sĩ trong trường.
Không những thế, nhà trường còn thực hiện một số chính sách hỗ trợ giá ở cho sinh viên, họ chỉ cần đóng 2.400 tệ/ năm. Tính ra, mỗi tháng sinh viên chỉ mất 200 tệ (khoảng 760.000 đồng) nên đây cũng chính là ký túc xá có mức giá rẻ nhất dành cho sinh viên.
Truong DH o Trung Quoc ap dung mo hinh “ky tuc xa vo chong”-Hinh-2
Phòng ở của các cặp đôi theo mô hình này. 
Lãnh đạo nhà trường cho hay: "Bạn phải biết rằng độ tuổi chung của bác sĩ và thạc sĩ là từ 26 đến 30. Giai đoạn này tuy là sinh viên nhưng cũng có thể hoàn thành các sự kiện cả đời. Trong đó có cả việc kết hôn, sinh con".
Thực tế, tình trạng này rất phổ biến ở các trường Cao đẳng, Đại học. Giai đoạn này học sinh, sinh viên chưa khá giả, thuê nhà trọ cũng rất tốn kém nên nhà trường nghĩ ra cách này là để giúp đỡ các sinh viên là chính.
Truong DH o Trung Quoc ap dung mo hinh “ky tuc xa vo chong”-Hinh-3
Việc sinh viên kết hôn khi còn học Đại học là chuyện không phải hiếm ở các trường hiện nay. 
Mặt khác, việc học tiến sĩ và thạc sĩ rất nặng nhọc, phần lớn thời gian là ở trong phòng thí nghiệm, đi sớm về muộn, thuê căn hộ bên ngoài không an toàn nên cách làm của Đại học Nankai giải quyết được nỗi lo của nhiều sinh viên.
Chủ trương này không chỉ được học sinh ủng hộ mà nhiều người trung tuổi cũng cảm thấy cần thiết. Hai người sống chung có thể hỗ trợ nhau và cùng nhau hoàn thành việc học là một điều tích cực.
Tuy nhiên, vấn đề này vẫn vấp phải nhiều tranh cãi, nhiều người cho rằng chỉ nên tập chung vào một việc. Việc học và nghiên cứu rất quan trọng, nếu sống chung như vậy trong trường sẽ bị phân tâm, đôi lúc cũng sẽ xảy ra cãi vã và ảnh hưởng tới các sinh viên khác.
Một số ý kiến cho rằng có thể áp dụng mô hình này nhưng nên phân chia theo khu vực để tránh làm ảnh hưởng đến các sinh viên khác. Ngoài ra, một số sinh viên Đại học kết hôn sớm là do lỡ mang bầu, nên nếu sống chung trong trường sẽ khiến nhiều sinh viên khác học theo.

Theo Sơn Trần/ Hoa học trò