Uống trà đá để giải khát, cẩn thận rước bệnh vào người

Google News

Trà đá là đồ uống phổ biến ở Việt Nam, nhất là vào những ngày hè nóng nực, một cốc trà sẽ làm bạn đỡ mệt mỏi, tỉnh ngủ giữa trưa nắng để tiếp tục công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể uống thoải mái loại trà này

Người mắc bệnh gan và sỏi thận, sỏi đường tiết niệu

Ảnh minh họa.

Chất cafeine và tannic trong trà tham gia vào quá trình trao đổi chất của gan khiến cho chức năng gan bị suy yếu. Trà còn làm số lượng sỏi thận gia tăng về kích thước và số lượng. Do axit oxalic khi kết hợp với canxi tạo thành chất kết tủa trong đường tiết niệu và không thể thoát ra ngoài.

Người bị đau dạ dày

Người bị đau dạ dày, uống trà sẽ làm tăng thêm cơn đau nhất là uống khi bụng trống rỗng còn gây loét dạ dày và nguy lại tới lá lách.

Người có vấn đề về đường tiêu hóa

Những người mắc bệnh tiêu hóa cũng không nên uống trà đá, vì trà sẽ khiến cho chức năng của hệ tiêu hóa càng trở nên kém hơn.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ khi đang mang thai ở những tháng đầu cũng cần phải hạn chế trà đá. Bởi axit tannic có trong trà sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, trong đó có sắt.

Những lưu ý khi uống trà đá

Theo các chuyên gia, để tránh những tác động xấu của trà đá lên cơ thể, người bình thường chỉ nên uống từ 1 đến 2 cốc trà mỗi ngày, không uống quá nhiều hay uống trà quá đặc. Ngoài ra, khi pha trà, cần tránh pha với nước quá nóng hay quá lạnh, hoặc cho quá nhiều đá vào trà. Bởi trà nóng gây ảnh hưởng tới tiêu hóa, còn trà quá lạnh sẽ gây đờm, dễ bị viêm họng.

Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, mọi người tuyệt đối không uống trà vào những lúc đói, bụng rỗng hoặc trước khi đi ngủ để tránh bị mệt mỏi, mất ngủ. Cuối cùng, chỉ sử dụng trà đảm bảo chất lượng, không dùng trà đã mốc, để lâu hoặc nước trà đã để qua đêm. có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hoá, nguy hiểm cho sức khoẻ.

 
Theo Khỏe & Đẹp