Gần đây, lan truyền thông tin "uống trà đặc ngang với việc tự tay làm hỏng thận". Thực ra, độ đậm và nhạt của trà xanh chỉ là một thuật ngữ tương đối, không có một tiêu chuẩn nào để đo lường. Bất kể là trà được pha đặc hay loãng, đậm hay nhạt đều sẽ không gây hại cho sức khỏe của bạn.
Trà là một trong ba thức uống chính trên thế giới, là thức uống tốt cho sức khỏe. Có nhiều loại chất hòa tan trong trà, sẽ được ngấm vào nước trong quá trình pha, trong đó quan trọng nhất là polyphenol, caffein, axit amin, v.v. Nếu có nhiều lá chè trong cùng một lượng nước và thời gian ngâm lâu thì chè càng nhiều chất và sẽ bị đặc, nếu ít lá chè và thời gian ngâm ngắn thì chè sẽ bị nhạt.
|
Ảnh minh họa. |
Độ đậm của trà ảnh hưởng đến trải nghiệm vị giác, trong khi ảnh hưởng đến sức khỏe phụ thuộc vào tổng lượng các chất khác nhau. Nói cách khác, sẽ vô nghĩa nếu chỉ xem xét độ đậm, nhạt chứ không phải tổng lượng đồ uống. Đối với hầu hết người lớn, uống khoảng 10gram trà mỗi ngày, bất kể nó được pha đậm hay nhạt, nó sẽ không gây hại cho sức khỏe của bạn.
Thêm nữa, uống trà đặc sẽ không ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi, không gây tổn thương mạch máu và loãng xương.
Về lập luận "uống trà đặc sẽ gây thiếu canxi", nguyên nhân là do trong trà có chất cafein và axit oxalic. Axit oxalic có thể kết hợp với canxi để tạo ra canxi oxalat, chất này không hòa tan trong nước, vì vậy một số người nói rằng điều này ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi.
|
Ảnh minh họa. |
Trên thực tế, axit oxalic là một chất chuyển hóa của sinh vật, có rất nhiều trong thực vật, lá chè tươi cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, lá chè tươi đã trải qua nhiều quá trình chế biến phức tạp như sử dụng nhiệt độ cao và quá trình oxy hóa, axit oxalic chứa trong đó không còn nhiều. Quan trọng hơn, chúng ta chỉ uống vài gram trà mỗi ngày, tổng lượng axit oxalic có thể tiêu thụ rất nhỏ.
Caffeine trong trà là lý do cơ bản khiến chúng ta cảm thấy sảng khoái khi uống trà. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng "một lượng lớn caffein sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi". Lượng lớn này đề cập đến khoảng hơn 400mg.
Thế nhưng hàm lượng caffein trong trà thông thường là 2% -4%, khi pha vào nước lại càng ít caffeine hơn, dù bạn có pha 10gram trà mỗi ngày cũng không thể đạt được lượng lớn caffein như trong các báo cáo cho thấy.
Tiếp theo, uống trà thôi chưa đủ đau dạ dày nhưng tốt nhất bạn nên tránh uống trà khi bụng đói. Thường trà có tính axit yếu, không trung hòa được axit dịch vị, không kích thích niêm mạc dạ dày, làm đau dạ dày.
Tuy nhiên, chất cafein trong trà sẽ kích thích thần kinh trung ương tạo ra hưng phấn, thúc đẩy quá trình tiết dịch vị và nhu động đường tiêu hóa. Nếu không có thức ăn trong dạ dày, quá nhiều axit dịch vị sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây nóng rát hoặc ngứa ran khó chịu.
Mời quý đôc giả theo dõi video: Uống trà xanh đúng cách để cơ thể khỏe mạnh
Kiều Dụ (Theo SH)