Vì sao chúng ta không thể ngủ được khi nằm trên giường lạ?

Google News

Và giờ đây những thắc mắc về hiện tượng khó ngủ trên giường lạ đã được các nhà khoa học lý giải thông qua các cuộc thí nghiệm.

Cũng như các loài chim và cá heo luôn cảnh giác với những kẻ săn mồi trong khi ngủ, con người cũng vậy. Một nửa não bộ của con người cũng luôn luôn “thổn thức” cảnh giác trong môi trường mới.
Con người vẫn luôn thắc mắc vì sao bình thường một người vẫn có thể say giấc nồng trong một căn phòng chật hẹp, trên chiếc giường nhỏ xíu, ọp ẹp, hôi hám…thế nhưng lại không tài nào ngủ ngon được trên một chiếc giường lớn, sạch đẹp, chăn ấm, đệm êm… chỉ vì đó là một chiếc giường lạ.
Và giờ đây những thắc mắc về hiện tượng khó ngủ trên giường lạ đã được các nhà khoa học lý giải thông qua các cuộc thí nghiệm.
Tin tức trên các báo nước ngoài cho biết, các nhà khoa học đã tiến hành ba thí nghiệm trên 35 bạn trẻ. Họ đã đo hoạt động não trong hai đêm liên tiếp của giấc ngủ trong một môi trường mới. Họ tìm thấy một phần bên trái của não bộ hoạt động nhiều hơn so với phía bên phải, đặc biệt trong giai đoạn ngủ sâu, được gọi là pha sóng ngủ.
Hiện tượng khó ngủ khi lạ giường này có tên là hiệu ứng đêm đầu tiên. 
Các nhà khoa học đã nghiên cứu bộ não ngủ trong nửa thế kỷ với hy vọng tìm hiểu ảnh hưởng đêm đầu tiên. Và trong nghiên cứu trên cho thấy khi chúng ta ở một nơi nào đó mới lạ, não của chúng ta dường như dành đêm đầu tiên trong chế độ giám sát.
Để chứng minh cho những điều nói trên, các nhà khoa học đã tiến hành thêm nhiều đợt thí nghiệm khác. Và tác giả nghiên cứu Yuka Sasaki của Đại học Brown cho biết: “Khi lần đầu tiên bạn ngủ ở một nơi mới lạ, một phần của một bên não bộ dường như luôn hoạt động với mục đích giám sát. Vì vậy bạn có thể tỉnh giấc nhanh hơn nếu cần thiết".
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành các cuộc thí nghiệm. Vào đêm thứ nhất, họ kích thích bán cầu não trái bằng tiếng động ở tai phải người đang ngủ sâu trong không gian mới. Những người này đã phản xạ, tỉnh giấc và bật dậy rất nhanh.
Đêm thứ hai, họ làm thí nghiệm tương tự song phản xạ không còn nhanh như đêm đầu tiên. Điều này cho thấy rằng giấc ngủ sẽ dần quen với không gian mới.
Derk-Jan Dijk, giám đốc Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ của Đại học Surrey, cho biết nghiên cứu này dựa trên công trình bắt đầu vào năm 1966 khi các nhà nghiên cứu ở Florida thực hiện các Electroencephalograms điện não đồ (EEG) để nghiên cứu hiện tượng này.
Tuy nhiên nghiên cứu này có những hạn chế nhất định, bởi lẽ các nhà khoa học chỉ thực hiện được ở những thanh niên khỏe mạnh, còn những người bị mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ thì chưa. Nghiên cứu này cần phải sâu hơn nữa mới có thể tìm ra những nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ để có phương hướng điều trị bệnh.
Mời quý độc giả xem video 7 thực phẩm càng ăn nhiều càng tốt:
Theo ĐSPL