Để tăng cường sức mạnh quân sự, nhiều nước tích cực nghiên cứu, phát triển và sản xuất những mẫu máy bay chiến đấu. Trong đó một số loại máy bay thành công và có hiệu quả chiến đấu cao. Tuy nhiên cũng có một số loại máy bay tồi tệ được sản xuất gặp nhiều trục trặc kỹ thuật, không đạt được hiệu quả thực tế như ý tưởng thiết kế.
Dưới đây là một số loại máy bay tồi tệ nổi tiếng trong lịch sử:
Lagg-1 và Lagg-3
Đức quốc xã không phải là quốc gia duy nhất mắc phải thất bại phát triển một mẫu
máy bay tệ hại. Liên Xô đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi phát triển Lagg-1 Và Lagg-3. Hai mẫu máy bay này được đặt tên theo chữ cái đầu của 3 nhà thiết kế máy bay là Semyon Lavochkin, Vladimir Gorbunov và Mikhail Gudkov.
Lagg-1 và Lagg-3 được các kỹ sư sử chế tạo từ một loại gỗ rất dễ cháy để làm thân máy bay. Vì thế mà các phi công Liên Xô thường nói đùa rằng chúng thực sự là những cỗ quan tài bay bóng loáng vì véc-ni.
Do khan hiếm nguyên liệu trong chiến tranh buộc các kỹ sư Liên Xô phải lắp động cơ Klimov M-105 cho Lagg-1 và Lagg-3. Tuy nhiên, động cơ này yếu đến mức ngay cả thân gỗ của máy bay cũng trở nên quá nặng đối với chúng. Do vậy, máy bay bay rất chậm. Mặc dù có nhiều nhược điểm được phát hiện trong quá trình thử nghiệm nhưng Liên Xô vẫn cho sản xuất Lagg-1 và Lagg-3 với số lượng lớn.
Sau đó, nhà thiết kế máy bay Lavochkin đấu tranh với 2 cộng sự Gudkov và Gorbunov để thiết kế lại hai mẫu máy bay tương tự Lagg-1 và Lagg-3 nhưng tốt hơn. Theo đó, hai phiên bản Lagg-5 và Lagg-7 được trang bị động cơ Shvetsov M-82. Trong Chiến tranh thế giới 2, phần lớn phi công Liên Xô lái máy bay Lagg-5 và Lagg-7 trong các trận chiến với máy bay Messerschmitt và Focke-Wulf của Đức quốc xã.
Heinkel He-177 Greif
Heinkel He-177 Greif là loại
máy bay tồi tệ của Đức quốc xã nghiên cứu và phát triển trong Chiến tranh thế giới 2. Theo đó, các kỹ sư của phát xít Đức có ý tưởng phát triển một mẫu máy bay ném bom có tải trọng và tầm bay ngang với các phi cơ Lancaster của phe Đồng minh nhưng có khả năng bay nhanh hơn và cao hơn. Tuy nhiên, Đức lại thiếu động cơ đủ mạnh để có thể sản xuất mẫu máy bay ném bom như dự định.
Thay vào đó, các kỹ sư Đức sử dụng 2 động cơ Daimler DB-601 khá nổi tiếng dành cho máy bay Messerschmitt Bf-109. Điều này khiến số lượng cánh quạt giảm từ 4 xuống còn 2 để giảm lực cản. Tuy nhiên, chính điều này lại khiến cho động cơ Daimler DB-601 nóng rất nhanh và lửa có thể bùng lên trong động cơ. Ngay cả khi hoạt động bình thường, nhiệt độ trong động cơ tăng cao khiến xà dọc của cánh máy bay trở nên yếu. Điều này vô cùng nguy hiểm khi máy bay thực hiện nhiệm vụ ném bom ở tầm cao, nơi áp lực dồn lên cánh không lớn.
Mẫu máy bay này trở thành thảm họa khi chim sắt nặng 32 tấn bổ nhào xuống để ném bom. Nhiều phi công Đức đã tử vong khi thực hiện nhiệm vụ đó. Bất chấp điều đó, phát xít Đức sản xuất hàng ngàn chiếc Heinkel He-177 Greif. Tuy nhiên, ảnh hưởng mà những máy bay ném bom này của Đức quốc xã với quân đồng minh là không đáng kể. Điều này chỉ khiến Đức tốn kém tài lực cũng như nhiều phi công thiệt mạng.
Vào thời điểm đó, Anh cũng phát triển một mẫu máy bay ném bom Avro Manchester với thiết kế tương tự mẫu máy bay He-177 của Đức. Tuy nhiên, các kỹ sư Anh đã có sự thay đổi sáng suốt khi bỏ động cơ Daimler DB-601 và lắp 4 động cơ cho máy bay. Do vậy, Anh đã thành công với máy bay ném bom Avro Lancaster 4 động cơ.
Một loạt phi cơ tồi tệ của Mỹ
Vào những năm 1950 - 1960, Bộ tư lệnh Không quân Chiến thuật Mỹ tập trung phát triển những máy bay có khả năng tăng độ cao cực nhanh để đánh chặn phi cơ đối phương hoặc tham gia các chiến dịch chiến đấu, ném bom. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, quan chức Mỹ không quan tâm nhiều đến khả năng vận hành của máy bay. Họ muốn mẫu máy bay mới được trang bị tên lửa không đối không chứ không phải súng như bình thường. Theo đó, hàng loạt dòng máy bay mới ra đời, bao gồm F-100 Super Sabre, F-101 Voodoo, F-120 Delta Dagger, F-104 Starfighter, F-105 Thunderchief, F-106 Delta Dart (phiên bản nâng cấp từ F-102).
Những máy bay mới đó của Mỹ di chuyển nhanh, rất đắt tiền nhưng lại không hoạt động hiệu quả khi tham chiến. Trong đó phải kể đến F-104 - chiến đấu cơ đa dụng - hoạt động kém khi bay thấp và chậm chạp khi tấn công mục tiêu trên mặt đất. Hãng Lockheed đã phải hối lộ những khoản tiền lớn cho các khách hàng lớn ở nước ngoài như Hoàng tử Bernhard của Hà Lan để chào bán các máy bay mới.
F-104 được ca ngợi, đặt cho những biệt danh như “quan tài bay”, “tên lửa có người lái”. Vào những năm đầu, tiêm kích F-104 được thiết kế có ghế bung phóng về phía dưới. Tuy nhiên, điều này khiến cho mẫu máy bay này càng trở nên tồi tệ hơn. Bởi lẽ, nó chính là nguyên nhân khiến 116 phi công của Không quân Đức thiệt mạng khi F-104 gặp tai nạn.
Trong số những quốc châu Âu mua máy bay của hãng Lockheed, Tây Ban Nha là nước duy nhất không mất phi công nào vì mẫu máy bay tồi tệ F-104. Nguyên nhân là do lực lượng không quân của họ chỉ sử dụng máy bay trong các nhiệm vụ đánh chặn hoặc tấn công ở tầm cao.
Tâm Anh (theo Listverse)