Trong dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Tống Khánh Linh, chuyên gia Hà Đại Chương – nguyên phó chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Quỹ Tống Khánh Linh đã chia sẻ trên truyền thông Trung Quốc lý do thực sự khiến người phụ nữ tài sắc và quyền lực này lại đưa ra một quyết định có phần khó hiểu.
|
Chân dung Tống Khánh Linh. |
Theo ông Hà, Tống Khánh Linh từng chia sẻ, núi Tử Kim vốn là nơi dành cho những vĩ nhân. Câu nói đầy khiêm tốn ấy như muốn nhận mình là một người bình thường trong vô vàn công dân Trung Quốc. Tuy là phu nhân của Tôn Trung Sơn, nhưng Tống Khánh Linh không hề muốn dùng thân phận cao sang để hưởng thụ ánh hào quang của một vĩ nhân. Vì vậy, bà nghĩ mình – một công dân bình thường cũng chỉ nên chôn cất ở khu mộ hết sức bình thường như bao người khác. Đó là một trong những lý do khiến Tống Khánh Linh không muốn an táng tại núi Tử Kim.
|
Mộ Tôn Trung Sơn.
|
Một nguyên nhân quan trọng khác xuất phát từ lời hẹn ước của Tống gia, đó là: Khi sống, dù mâu thuẫn tới đâu, tới lúc nhắm mắt xuôi tay cũng sẽ mai táng cùng nơi. Trong một bức thư, Tống Khánh Linh từng tiết lộ: “Còn nhớ gia đình tôi có 8 huyệt địa, tức 8 mộ huyệt”. Tám huyệt địa được nhắc tới trong thư chính là dành cho cha mẹ bà – ông Tống Gia Thụ (hay Tống Diệu Như) và bà Nghê Quế Trân cùng 6 người con của họ, gồm: Tống Ái Linh, Tống Khánh Linh, Tống Tử Văn, Tống Mỹ Linh, Tống Tử Lương, Tống Tử An. Kế hoạch an táng ấy đã sớm được quyết định.
Năm 1931, khi mẫu thân Tống Khánh Linh qua đời, con cái bèn bàn bạc xây một ngôi mộ hợp táng cho cha mẹ. Vì ông Tống đã sớm khuất núi, nên trước khi xây mộ hợp táng, Tống Khánh Linh cùng cậu em trai Tử An có tới tảo mộ cha. Họ chụp một bức ảnh tại đây, phía sau tấm hình, Tống Khánh Linh đã đặt bút viết 8 chữ lớn: “Thụ trường vạn đại, Diệp lạc quy căn” với ý nghĩa “Lá rụng về cội”. Bà tôn trọng lời hẹn ước năm xưa và muốn được đoàn tụ với gia tộc mình.
|
Tôn Trung Sơn và Tống Khánh Linh.
|
Hà Đại Chương cho rằng, có thể còn một nguyên nhân khác, ấy là sự ăn năn của Tống Khánh Linh. Khi bà quyết định trốn khỏi nhà, rời Thượng Hải tới Tokyo tìm Tôn Trung Sơn, vợ chồng Tống Diệu Như đã vô cùng đau khổ. Biết tin cha lâm bệnh nặng, chắc hẳn người phụ nữ tài sắc ấy đã trĩu nặng trong lòng. Có thể bà nghĩ hành động năm xưa khiến cha mẹ muộn phiền, nên khi nhắm mắt xuôi tay nhất định phải chôn cùng nơi để phụng dưỡng họ nơi chín suối.
TIN BÀI LIÊN QUAN
BÀI ĐANG ĐỌC NHIỀU
Thùy Liên (theo Ifeng)