3 bài học quý giá của cổ nhân để lại
Gặp việc không học, lúc cần dùng đến lại hối hận
Cổ nhân có câu: “Đến lúc cần dùng đến sách vở, mới ân hận là tri thức của mình quá kém”. Như một quy luật của cuộc sống, cứ trải qua một vài việc thì trí tuệ của con người được tăng thêm một phần.
Nếu như một người có thể duy trì mãi tinh thần ham học hỏi, học tập bất cứ lúc nào thì chắc chắn họ có thể tích lũy được kinh nghiệm ngày càng nhiều và khiến bản thân ngày càng trưởng thành, thành thục hơn. Con người thực sự già yếu nếu ngày càng rời xa học hỏi. Trong cuộc sống, rất nhiều người vì không ham học hỏi nên thiếu hiểu biết, khi gặp việc khó thì hối hận đã không kịp.
Khi giàu không chịu cần kiệm, nghèo mới xót xa
Ông bà ta hay có câu “miệng ăn núi lở”. Ám chỉ nếu con người sống mà không biết cần kiệm, mà chỉ biết hưởng thụ lãng phí xa hoa, thì người giàu có đến đâu, bạc tiền nhiều đến mấy cũng nhanh chóng cạn kiệt.
|
Ảnh minh họa. |
Nếu con người một khi khi đã quen với sự giàu sang xa xỉ, rồi đến một ngày nào đó gặp phải vận nghèo hèn, thì chắc chắn khó mà chịu khổ nổi. Khi đó có ngồi hối hận trách thân than phận thì cũng đã muộn rồi. Vì vậy, dù ở mọi hoàn cảnh nào, cho dù có giàu sang cỡ nào thì cũng phải biết khiêm nhường cần kiệm.
Lúc khỏe mà không điều dưỡng thì lúc bệnh sẽ hối hận
Theo tâm lý của người khi bị bệnh, mệt mỏi thường sẽ nghĩ lại và hối hận trước kia đã không làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Nhưng khi bệnh có chuyển biến tốt thì người ta thường lại quên mất đạo lý này.
Lúc còn khỏe mạnh thì không ngừng tính toán danh lợi, tự do trong rượu và sắc, không để tâm tiết chế dục vọng mà khiến ăn không ngon, ngủ không yên. Đến khi cơ thể mắc bệnh, lại rơi vào hối hận, đau xót. Có lẽ, đây chính là vòng quay tuần hoàn mà con người thường hay mắc phải.
Những quan điểm nhân sinh sâu sắc của cổ nhân, đời đời lưu truyền
Trong “Cảnh thế thông ngôn”, những lời mà Trần Kế Nho viết từng câu từng câu đều được người đời ví như vàng ngọc. Nó được coi là một trong những “thiên cổ kỳ văn” hiếm có trong lịch sử.
“Cảnh thế thông ngôn” ngụ ý rằng thông qua lời nói để cảnh giới người đời. Dưới đây xin trích dẫn một phần quan điểm nhân sinh trong tác phẩm ấy, nó rất có ý nghĩa đối với cuộc đời của mỗi người chúng ta!
Ngày hôm nay không biết chuyện của ngày mai, lo lắng chuyện gì?
Không lễ cha mẹ, chỉ lễ Quỷ Thần thì sao gọi là kính trọng được?
Anh chị em một nhà đều là cùng một mẹ sinh ra, tranh giành cái gì?
Con cháu đều có phúc phận của con cháu, sao phải buồn rầu chuyện gì?
Tôi tớ thì cũng là do cha mẹ sinh ra, xúc phạm cái gì?
Trên đầu ba thước có Thần linh, lừa dối ai đây?
Hại người cuối cùng cũng là hại mình, xảo quyệt làm gì?
Vinh hoa phú quý như mây khói, tiêu tan trước măt, cao ngạo vì cái gì?
Gia đình người ta giàu sang phú quý đều là tích đức từ kiếp trước tạo thành, ghen ghét đố kỵ cái gì?
Kiếp trước không tu sửa tâm tính, bản thân, nay chịu khổ, oán giận, than trách ai?
Đất vườn người trước, người sau tiếp nhận, chiếm giữ làm gì?
Được cái lợi này thì mất cái lợi kia, tham lam làm gì?
Oán oán tương báo đến khi nào mới ngừng, kết oán làm gì?
Thị phi cuối cùng cũng tự rõ rằng, tranh biện làm gì?
Lời nói dối, ác khẩu làm hư tổn hết phúc đức, nói dối, ác khẩu làm gì?
Người ác tự có ác báo, hận làm gì?
Thế sự thật giống như một ván cờ, tính toán chuyện gì được đây?
Cả đời, ai mà có thể luôn luôn vô sự, chê trách ai đây?
Ức hiếp người là gây họa, khoan dung người là tạo phúc, ai mới mạnh hơn đây?
Huyệt ở trong tâm, không phải ở trên núi, mưu kế, toan tính điều gì?
Một khi hết mệnh lìa đời thì vạn sự đều ngưng, sao còn bận rộn truy cầu điều gì?
Theo Min/Khỏe & Đẹp