Để có thể phã vỡ trở ngại này, Gia Cát Lượng từng dùng kế dẫn dụ Tư Mã Ý đến một nơi gọi là Thượng Phương Cốc. Nơi này là một con hẻm nhỏ nằm giữa 2 sườn núi hiểm trở, thích hợp cho việc thiết lập thế trận mai phục.
Gia Cát Lượng ra lệnh cho một đội quân khiêu chiến, giả vờ thất bại để dẫn dụ Tư Mã Ý đuổi theo. Đồng thời Thừa tướng nhà Thục cho quân dựng những lều cỏ ở giửa hẻm núi, lừa Đại đô đốc nhà Ngụy đó là kho lương nhưng thực chất lại chôn đầy hỏa dược xung quanh.
|
Tư Mã Ý trúng kế của Gia Cát Lượng và bị vây giữa biển lửa. |
Ngay khi Tư Mã Ý và quân Ngụy tiến vào Thượng Phương Cốc, Gia Cát Lượng đã ra lệnh cho quân mai phục phóng hỏa, kích nổ hỏa dược đã chuẩn bị từ trước, khiến Thượng Phương Cốc biến thành một biển lửa.
Tư Mã Ý lạc vào giữa hỏa trận, như cá nằm trên thớt, không còn đường thoát thân. Tuy nhiên, đúng vào lúc Tư Mã Ý tuyệt vọng nhất, trời đột nhiên đổ trận mưa lớn, buổi "hỏa táng" mà Gia Cát Lượng toàn tâm toàn ý chuẩn bị cho kẻ địch lớn nhất của mình ngay lập tức bị dập tắt.
Tư Mã Ý bất ngờ giữ được tính mạng liền hoảng hốt tháo chạy, còn Gia Cát Lượng chứng kiến tình cảnh liền thổ huyết, ngửa mặt trách trời không giúp Lưu mà ủng Tào, than khóc: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên".
Tuy nhiên thực chất trận mưa đột ngột này hoàn toàn có thể giải thích dựa trên cơ sở khoa học ngày nay. Bởi vì Thượng Phương Cốc là một con hẻm chật hẹp hiểm trở, Gia Cát Lượng đột nhiên phóng hỏa khiến cho không khí nóng lạnh trong hẻm thay đổi đột ngột, vì thế mà sinh ra trận mưa lớn.
|
Gia Cát Lượng: 'Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên'. |
Cuối cùng, có một điều chúng ta cần lưu ý, Gia Cát Lượng hỏa thiêu Tư Mã Ý tại Thượng Phương Cốc là một sự kiện không có thật trong lịch sử. Đây chỉ là một sự kiện được thêm thắt trong tác phẩm của nhà văn La Quán Trung, nhằm mục đích truyền đi thông điệp rằng cho dù có là người tài giỏi như Gia Cát Lượng cũng khó mà chống lại ý trời.
Theo Hoa Vũ /Đời Sống & Pháp Luật