Ảnh: Lễ tế Đàn Âm hồn tưởng niệm ngày thất thủ kinh đô Huế 1885

Google News

Sáng 11/7, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ tế Đàn Âm hồn tưởng niệm nghĩa sĩ, đồng bào tử vong trong sự kiện thất thủ kinh đô năm 1885.

  • Sáng 11/7, tại di tích lịch sử văn hóa đàn Âm hồn (số 73 Ông Ích Khiêm, phường Thuận Hòa, TP Huế), Trung tâm Bảo tồn di tích (BTDT) Cố đô Huế trang trọng tổ chức lễ tế âm hồn nhằm tưởng niệm 138 năm Ngày thất thủ Kinh đô Huế
  • Lễ tế âm hồn tại đàn Âm hồn được tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức hàng năm, là dịp để tưởng nhớ Ngày thất thủ Kinh đô xảy ra vào ngày 23/5 năm Ất Dậu (ngày 5/7/1885) khi có hàng nghìn đồng bào, chiến sĩ đã chết, hy sinh giữa binh đao loạn lạc vào thời điểm thực dân Pháp xâm lược.
  • Theo đó, lễ tế được tổ chức với lễ vật gồm trâu, dê, lợn, cháo hoa, ngô… cùng đầy đủ các bài vị của Thổ công (thần đất), bài vị của nam phụ lão ấu, binh sĩ…
  • Theo đó, lễ tế được tổ chức với lễ vật gồm trâu, dê, lợn, cháo hoa, ngô… cùng đầy đủ các bài vị của Thổ công (thần đất), bài vị của nam phụ lão ấu, binh sĩ…
  • Theo sách Đại Nam thực lục, ngày 23/5/1885, kinh thành Huế thất thủ trước sự tấn công của quân Pháp, hàng nghìn quan quân và dân chúng chết trong cảnh binh đao hỗn loạn.
  • Sau này vua Thành Thái cho xây đàn Âm hồn và hàng năm vào ngày 23/5 âm lịch, triều đình cử hành lễ tế.
  • Từ năm 2018, lần đầu tiên lễ tế âm hồn được diễn ra đúng với nghi lễ của triều đình. Và đến nay, lễ tế được Trung tâm BTDT Cố đô Huế phục dựng bài bản với các nghi lễ chính theo nghi thức thời nhà Nguyễn dưới triều vua Duy Tân gồm lễ quán tẩy (rửa tay), lễ thượng hương (dâng hương), lễ hiến tước (dâng rượu); lễ phẩm tại lễ tế gồm đủ tam sanh, giấy tiền, vàng mã...
  • Đây là nơi thờ tự, cúng tế vong linh các quan viên, binh lính, đồng bào tử nạn trong biến cố thất thủ Kinh đô Huế. Năm 2013, di tích này đã được UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
  • Sau lễ tế, đông đảo người dân địa phương đã vào dâng hương tại đàn âm hồn để tưởng nhớ nghĩa sĩ, đồng bào tử vong trong sự kiện thất thủ Kinh đô Huế
  • Theo tục lệ của người xưa, một đống lửa lớn được đốt trong khuôn viên đàn tế trước. Người Huế quan niệm, xưa kia nhiều người dân chạy giặc rớt xuống ao, hồ chết nước nên cần lửa để sưởi ấm.
Theo Thuận Hóa/Phụ nữ TPHCM